Với bối cảnh bùng nổ công nghệ 4.0 như hiện nay thì việc kinh doanh buôn bán thông qua mạng internet đã không còn xa lạ. Vì thế tất cả các doanh nghiệp muốn kinh doanh đều phải có trang web bán hàng cho riêng mình. Tuy nhiên trong quá trình tạo lập website chuyên nghiệp thì kích thước thiết kế website như thế nào là phù hợp thì không phải ai cũng biết. Hiểu được điều đó, T-web sẽ giải đáp thắc mắc Các kích thước website chuẩn UX/UI tăng trải nghiệm người dùng mới nhất năm 2022, các bạn hãy xem ngay bài viết sau!
Các loại thiết kế kích thước website hiện nay
Website có 2 dạng Kích thước chính là cố định (fixed layout) cùng với kích thước lưu động (fluid layout). Kế bên đó còn có dạng kích thước thứ 3 là kích thước co giãn (elastic layout).
- Kích thước cố định được xem là kích thước mà chiều rộng (width) của trang web được chọn theo 1 thông số cố định: Ví dụ 800px, 1000px, 960px, 1260px, v.v.v
- Ngược lại, kích thước lưu động là kích thước được đo bằng thông số tỉ lệ % thay vì thông số cố định px và việc đó giúp chiều rộng của website có thể co giãn phù hợp theo kích thước của cửa sổ trình duyệt (browser windows)
- Ngoài ra, kích thước co giãn (elastic layout) là dạng kết hợp của 2 loại thiết kế trên.
Xem thêm: Chi phí duy trì Website
Kích thước website cố định (fixed layout)
Đối với dạng kích thước cố định, vì chiều ngang của website được thiết lập một con số cố định nên các website này sẽ không thay đổi được kích thước theo kích thước của từng màn hình mà vẫn giữ nguyên một kích thước cố định.
Ví dụ:
Đối với website có chiều rộng 800px thì máy tính có độ phân giải 800×600 sẽ thấy website hiển thị toàn màn hình, lắp đầy màn hình khi trình duyệt ở khung hình lớn nhất.
Tuy nhiên, khi máy tính có kích thước lớn hơn như 1024 hoặc 1280 thì trang web không còn hiển thị toàn màn hình dù ở chế độ lớn nhất nữa, mà sẽ dư ra một khoảng trống hai bên hông của trang web.
Đối với trang web cố định (fixed layout), các kích thước được sử dụng hầu như là kích thước chuẩn và được 90% các thiết kế website sử dụng, cụ thể là 960px vì kích thước này phù hợp với toàn bộ màn hình có độ phân giải 1024 hoặc cao hơn và độ phân giải 1024 và hai độ phân giải này được xem là độ phân giải chuẩn của máy tính bởi nó được sử dụng bởi hầu hết các nhà sản xuất phần cứng cũng như nhà thiết kế.
Kế bên đó, Fixed layout cũng có các ưu và nhược điểm nhất định có thể kể đến như:
Ưu điểm
- Trên phương diện thiết kế, fixed layout hỗ trợ để thiết kế và triển khai hơn nhiều hơn vì nhà thiết kế web có thể tự chọn được kích thước của trang web
- Chiều rộng website là cố định và giống nhau trên toàn bộ các trình duyệt và không phụ thuộc vào độ phân giải màn hình. Vì thế, các thành phần HTML có chiều rộng cố định được hiển thị bố cục dễ dàng hơn, nhanh hơn
- Có trình duyệt hỗ trợ hơn (khi không cần sử dụng các thuộc tính CSS như min-width, max-width)
- Ưu điểm lớn nhất là ngay cả khi website được thiết kế với kích thước 800×600, nội dung của trang web vẫn có thể được đọc dễ dàng ở những máy có kích thước lớn hơn rất nhiều.
Nhược điểm
- Website được tạo bằng kích thước cố định sẽ không có tính linh hoạt và dễ dàng tạo ra nhiều khoảng trắng không cần thiết ở bên hai bên hông trang web khi xem ở độ phân giải lớn, tạo nên hình ảnh trang web mất cân đối, thiếu yếu tố hài hòa và xung khắc với một số nguyên lý thiết kế website.
- Và một nhược điểm lớn là nếu thiết kế website với fixed width cao hơn độ phân giải màn hình cho phép thì có thể làm xuất hiện thanh cuộn ngang (horizontal scrollbar) thanh này sẽ gây khó khăn cho việc sử dụng website.
Các dạng thiết kế sử dụng kích thước cố định
Kích thước website lưu động (Fluid layout)
Đối với dạng kích thước lưu động (fluid layout / liquid layout), các thành phần cấu tạo thành website có chiều rộng thay vì đơn vị cố định px thì lại được cấu tạo theo tỷ lệ %. Nhờ đó, website có thể linh động co hoặc giãn ra theo độ phân giải của màn hình.
Fluid layout hay còn gọi là liquid layout là dạng sử dụng tỉ lệ % cho các thành phần HTML của nó và cố gắng không sử dụng px. Do đó layout có thể biến đổi tùy theo từng độ phân giải cho phù hợp.
Các Ưu và nhược điểm của Fluid layout có thể kể đến như:
Ưu điểm
- Phù hợp với đa số người dùng vì có thể tự điều chỉnh tùy từng độ phân giải
- Khoảng trắng dư thừa được tối ưu tốt nhất cho dù trình duyệt và độ phân giải RẤT khác nhau. Điều này giúp tạo nên sự cân bằng tốt hơn fixed layout
- Fluid layout hoàn có thể chấm dứt tình trạng hiện thanh cuộn ngang (horizontal scrollbar) ở máy có độ phân giải quá thấp nếu thiết kế tốt.
Khuyết điểm
- Fluid layout sẽ có phần hạn chế hơn và khó khăn hơn trong khi sử dụng graphics để thiết kế cho website của mình
- Giao diện có thể hiển thị trên máy nhà thiết kế và hiển thị trên máy người dùng sẽ khác nhau vì thế các nhà thiết kế khó kiểm soát bố cục sử dụng fluid layout hơn là fixed layout
- Các hoạt động như chèn, thêm hình ảnh, video hoặc các thành phần web cần phải có chiều rộng cố định thì sẽ gặp không ít khó khăn, trục trặc khi kết hợp với các thành phần có chiều rộng co giãn
- Với những máy có kích thước quá lớn, mặc dù trang web có thể tự co giãn nhưng nếu nội dung bên trong website không co giãn đủ để lấp đầy bố cục thì nó có thể tạo ra RẤT NHIỀU những khoảng trắng không mong muốn
Các dạng thiết kế sử dụng kích thước lưu động (fluid layout)

Các đơn vị trong kích thước thiết kế website kích thước chuẩn
Các đơn vị đo được sử dụng nhiều trong thiết kế kích thước của website mà các designer cần hiểu rõ đó là:
Đơn vị: Pt, PC, Cm, mm, in
- Các đơn vị trên đạt được độ chính xác tuyệt đối trong quá trình thiết kế kích thước web chuẩn. Các hình ảnh, video hay các yếu cố cấu tạo nên website được thiết lập theo đơn vị này sẽ không bị giới hạn vào các thiết bị hiển thị chúng.
- Có một lưu ý nếu bạn sử dụng font chữ là 12pt thì chữ của bạn sẽ sẽ bằng nhau ở trên tất cả màn hình laptop, bản mobile hay trên giấy.
Đơn vị: Px (pixel)
- Đơn vị này được hiển thị trên màn bằng các điểm, mỗi điểm sẽ được coi là một pixel. Nếu như 1 màn hình laptop, TV có độ phân giải là 800x600px. Nó sẽ bao gồm 480.000px được chia đều và xếp ngay ngắn thành 800 cột, 600 hàng.
- Đơn vị pixel còn được xem là đơn vị nhỏ nhất của độ phân giải trên toàn bộ những màn hình hiện nay.
Đơn vị: % (phần trăm)
- Đơn vị % là đơn vị đo lường tương đối tuy không chính xác ở mức tuyệt đối như pixel nhưng, mỗi thành phần sẽ được thiết lập với width 50%. Có chiều rộng bằng 1 nửa của thành phần bao gồm nó.
- Đơn vị em cũng khá giống với % nhưng nó sẽ tỷ lệ với font chữ. Mỗi em sẽ bằng một kích thước của font chữ parent.
Đơn vị: Rem
- Rem chính là đơn vị tham chiếu tỷ lệ so với phần từ gốc của trang web. Đơn vị này thường được sử dụng trong HTML và dựa vào các giá trị của thuộc tính font 0 size
Xem thêm: Source Code là gì?
Kích thước website có ảnh hưởng đến SEO không?
Câu trả lời cho việc kích thước website có ảnh hưởng đến việc SEO không là việc này có và còn ảnh hưởng rất lớn.
Kích thước website là một trong các tiêu chí cơ bản để nhà cung cấp Google đánh giá trang web của bạn cũng như quan sát đã tối ưu trải nghiệm người dùng hay chưa, một trong các các yếu tố bị ảnh hưởng trực tiếp đó là:
- Tốc độ tải trang: Một trang web có tốc độ tải web chậm sẽ khiến cho bạn mất đi một lượng người xem vô cùng lớn, vì thế hãy tối ưu ngay website của mình với tốc độ tải trang dưới 3 giây.
- Thứ hạng: Mục đích của việc SEO cho website chính là cải thiện thứ hạng, nếu thứ hạng quá thấp đồng nghĩa khách hàng sẽ rất khó tiếp cận được trang web của bạn.
- Hiệu suất tìm kiếm: Một website với giao diện đẹp, thu hút và bắt mắt sẽ thu hút khách hàng hơn, vì thế website không nổi bật không hợp lý thì khách hàng sẽ không quay lại xem web nữa.
Lời Kết
Bài viết trên là toàn bộ những thông tin để giải đáp cho thắc mắc về các kích thước website chuẩn UX/UI tăng trải nghiệm người dùng 2022. Hy vọng qua bài viết này của T-web, bạn sẽ nắm được các thông tin cần thiết và có ích cho việc thiết kế website của mình. Chúc bạn thành công!