Đối với các website tin tức hay chính các nền tảng hỗ trợ tạo website như WordPress hoặc Blogger đều có RSS. Vậy RSS là gì? Tại sao các website tin tức lại cần có RSS và cách chèn RSS feed vào website WordPress như thế nào. Hãy cùng T-web đi qua bài viết ngày hôm nay để giải đáp mọi thắc mắc nhé.

RSS Feed là gì?
RSS Feeds hay còn gọi là RSS, là một loại tập tin XML giúp tạo ra kênh tóm tắt thông tin (feed), để người đọc có thể dễ dàng tìm kiếm nội dung và update. RSS được viết tắt từ “Really Simple Syndication”. Tạm dịch là đồng bộ hóa cực kỳ đơn giản hay “Rich site Summary”. Nói một cách khác, RSS dùng để tóm lược thông tin phong phú.
RSS được phát triển bởi Netscape vào cuối những năm 90s và nó được ứng dụng khá nhiều trong các web tin tức, weblog. RSS được xem là một công nghệ Internet hữu hiệu, nó giúp người dùng có thể cập nhật được các tin tức từ nhiều trang web khác nhau mà không cần truy cập trực tiếp vào trang web đó. Thứ họ cần sử dụng chỉ là chương trình đọc RSS chuyên biệt (RSS feeds reader, News reader, News aggregator).
RSS hoạt động như thế nào?
RSS tạo ra một thông tin tóm tắt với định dạng tập tin XML có cấu trúc. Nguyên tắc hoạt động của RSS là tối giản, rút gọn nội dung trên các trang tin điện tử và chỉ giữ lại các hạng mục quan trọng như:
- Tiêu đề
- Tác giả
- Ngày tháng
- Nội dung tóm tắt
- Đường dẫn đi đến bài viết đầy đủ
Loại bỏ những phần không cần thiết như hình ảnh, các định dạng trang trí,… Các nội dung nào có thể được chuyển đến người dùng một cách trực tiếp. Ngoài ra có thể gắn các trang web khác với đường dẫn link trỏ về website gốc.
Hiện tại, có rất nhiều phần mềm hỗ trợ người dùng đọc được các nội dung của RSS Feeds. Hầu hết các blog được xây dựng bởi nền tảng WordPress đều hỗ trợ tính năng RSS Feeds. Ở mỗi trang con trên website đều chứa một thẻ meta được trỏ đến vị trí RSS Feeds.
Xem thêm: băng thông là gì?
Lý do nên sử dụng nguồn cấp dữ liệu RSS là gì?
RSS feed giúp cho các nội dung được xuất bản từ cùng một nguồn có thể phát tán qua nhiều kênh khác nhau bằng cách đồng bộ hóa (Syndicated). Lợi ích của hình thức này là thông tin từ website gốc sẽ được “đẩy” đi một cách liên tục đến các độc giả.
Các vấn đề về bản quyền nội dung cũng sẽ được đảm bảo an toàn vì các tiêu đề trong RSS đều được gắn link trỏ về website gốc. Ngoài ra RSS còn giúp nâng cao trải nghiệm người dùng, giúp họ tiết kiệm được thời gian đọc và cập nhật nhiều thông tin theo ý thích hơn.
Những ưu điểm nổi bật và hạn chế của RSS feeds
Trước khi bạn quyết định có nên sử dụng công nghệ RSS Feeds cho website của mình, hãy cùng T-web tìm hiểu xem những ưu điểm và hạn chế của công nghệ này:
Ưu điểm của RSS feeds
- RSS feeds giúp cho người đọc tiết kiệm được thời gian truy cập. Nếu cảm thấy một thông tin thú vị, bạn chỉ cần click vào là có thể đọc được thông tin.
- RSS feeds các thông tin sẽ được tự động cập nhật tất cả các tin tức vào bất cứ khi nào tác giả đăng tin. Vì thế, người dùng có thể chọn đăng ký cập nhật thông tin trong quá trình đọc RSS feeds. Việc này giúp cho người đọc dễ dàng theo dõi các thông tin hằng ngày một cách nhanh nhất và mới nhất.
- RSS feeds sẽ không cho phép xuất hiện các thư rác trong quá trình gửi tin cho khách hàng. Vì thế khi đăng ký nhận tin qua RSS feeds, bạn hoàn toàn có thể yên tâm không bị quấy rầy bởi các thư rác, các thông tin không có giá trị sẽ không xuất hiện trên thông báo của bạn.
- RSS feeds rất đề cao quyền riêng tư của người dùng, vì thế khi bạn đăng ký nhận tin qua RSS Feeds, bạn sẽ không cần điền thêm bất cứ thông tin cá nhân nào khác. Người dùng có thể chủ động nhận các thông tin phù hợp với nhu cầu của mình và có thể xóa bỏ nếu như không quan tâm.
- Trường hợp người dùng không muốn nhận các thông tin từ trình đọc RSS Feeds nữa thì chỉ cần xóa RSS feeds khỏi RSS readers hoặc trong trình đọc tin tức RSS aggregator là hoàn thành quá trình hủy đăng ký.
- Người quản trị website có thể tận dụng lợi thế hiển thị tiêu đề, tóm tắt các nội dung…tối ưu các mục này là có thể thu hút được một lượng lớn khách hàng.
- Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một khoản phí khá lớn nhờ RSS Feeds, bởi vì trình đọc này đóng vai trò như một kênh cung cấp thông tin toàn diện cho người dùng. Nội dung bạn cung cấp được mở rộng ở nhiều kênh, doanh nghiệp có thể có thêm nhiều cơ hội để tiếp cận được với tệp khách hàng lớn trên internet.
- Như đã nêu ở trên, RSS feeds có nhiệm vụ chính là đồng bộ hóa đơn giản, tóm lược các thông tin. Việc đồng bộ hóa diễn ra càng rộng, thương hiệu của doanh nghiệp bạn có cơ hội được biết đến nhiều hơn, tạo ra các giá trị to lớn trong việc quảng bá và định vị thương hiệu doanh nghiệp.
- Đối với các SEOer, RSS feeds được đồng bộ hóa đồng nghĩa với việc số lượng Backlinks của website sẽ được tăng lên rất nhiều. Việc đi backlinks ở các kênh truyền thông uy tín, chất lượng sẽ giúp cho website của bạn có thể cải thiện thứ hạng trang trên SERPs.
- Việc sử dụng RSS feeds sẽ giúp website của doanh nghiệp có cơ hội mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh hơn. Bởi vì trong thời đại công nghệ số như hiện nay, các doanh nghiệp cập nhật công nghệ càng sớm càng có nhiều cơ hội phát triển hơn trên thị trường.
Hạn chế của RSS feeds
Bên cạnh các ưu điểm, RSS feeds vẫn còn các hạn chế vẫn chưa được khắc phục như sau:
- RSS feeds có rất nhiều lợi ích tuyệt vời đối với doanh nghiệp, tuy nhiên công nghệ này vẫn chưa thật sự được phổ biến rộng rãi
- Các nội dung xuất hiện trên RSS feeds dễ dàng bị các đơn vị cạnh tranh khác sao chép và đăng lại. Bởi vì sự cạnh tranh trên RSS feeds vô cùng khốc liệt vì vậy mọi người sẽ tìm đủ mọi cách để có thể nhận được sự chú ý từ người dùng và kể cả việc đạo nhái.
- Bên cạnh việc đăng ký khá dễ dàng thì việc kiểm soát về số lượng người đăng ký sử dụng RSS feeds là việc vô cùng khó khăn.
- Mặc dù đã cố gắng kiểm soát các thông tin một cách tốt nhất, tuy nhiên RSS feeds vẫn chưa thể phân biệt được nguồn gốc cụ thể của một mục trong RSS feeds. Vì thế, sử dụng RSS feeds các mục được cung cấp không yêu cầu phải chứng thực nguồn gốc, lượng truy cập cũng không được phản ánh rõ ràng thông qua các số liệu được cung cấp.
Cách sử dụng RSS Feeds
Để có thể sử dụng được RSS, các thao tác khá đơn giản. Bạn hãy nhấp chuột vào biểu tượng RSS hay XML trên website. Trình duyệt sẽ tự động hiển thị một trang web mới với các đoạn mã được viết bằng ngôn ngữ lập trình mở rộng XML. Khi đấy, bạn chỉ cần cài đặt phần mềm đọc RSS Feeds chuyên biệt để xem tin RSS.
Tìm hiểu thêm: Phân tích website là gì? tại sao lại cần phân tích website
WordPress RSS Feeds là gì?
WordPress RSS Feed là một loại web feed. Nó được dùng để giúp đọc có thể cập nhật thường xuyên các bài viết, tin tức, blog entry, audio hoặc các video mới nhất từ website họ chọn mà không cần phải truy cập trực tiếp vào chính website đó.
WordPress RSS Feed hoạt động tương tự như cách đẩy nội dung của kênh Youtube. Khi mọi người “subscribe” vào một kênh họ thích, họ sẽ thấy “video feed” hiện lên trên thông báo của họ khi kênh đó xuất bản các video mới. WordPress RSS Feed cũng hoạt động tương tự như thế, bằng cách kéo bài viết mới về cho người đọc.
Các thuật ngữ cần biết về WordPress RSS Feeds:
- WordPress sites: Là nơi chứa các nội dung.
- RSS Feed: WordPress site tạo một document XML mỗi khi bạn xuất bản bài mới. Document này là một feed, chứa tóm tắt, metadata của nội dung chính.
- Feed reader (News Aggregator): Là một ứng dụng thu thập và nhóm các feed từ nhiều website lại thành một giao diện duy nhất.
Hướng dẫn sử dụng WordPress RSS Feeds
Hướng dẫn cách sử dụng WordPress RSS Feeds được thực hiện với các bước đơn giản như sau:
Bước 1: Truy cập vào website bạn muốn nhận thông báo
Bước 2: Subscribe website đó bằng phần mềm Feed Reader
Bước 3: Cấu hình lại Feed Reader để có thể tự động nhận thông báo nội dung mới nhất qua email hoặc điện thoại
Bước 4: Mở Feed Reader để xem các nội dung mới nhất của website.
Hướng dẫn lấy WordPress RSS Feeds từ tài khoản WordPress.com
Bởi vì WordPress.com đã mặc định có sẵn Feed Reader vậy nên việc của bạn cần làm chỉ là lấy link RSS Feed và không cần làm gì thêm.
Các bước lấy WordPress RSS Feeds từ tài khoản WordPress.com như sau:
Bước 1: Truy cập vào tài khoản WordPress.com của bạn
Bước 2: Nhấn vào nút Reader trên góc trái màn hình
Bước 3: Hệ thống sẽ xuất hiện một trang thông tin, cho phép bạn tìm kiếm các chủ đề để đọc và subscribe bất kỳ trang blog nào trên WordPress. Mỗi khi có bài viết mới được xuất bản, nó lập tức sẽ được hiển thị trực tiếp trên trang Reader này
Bước 4: Nếu bạn muốn tìm kiếm thêm một Website yêu thích, bạn có thể subscribe trang mới trong mục Reader và tiếp tục cập nhật các tin tức mới.
Cách lấy RSS Feeds từ Feed Reader đơn giản
Nếu bạn không sử dụng tài khoản WordPress, bạn có thể dùng các phần mềm Feedly để lấy RSS Feeds. Nó hỗ trợ hiệu quả cho website, Add-ons của trình duyệt, Android, iOS, Kindle. Với phần mềm Feedly, bạn có thể tìm kiếm các chủ đề, phân loại các feed và tùy chỉnh cách hiển thị thông báo.
Ngoài phần mềm Feedly, còn có nhiều ứng dụng đọc RSS Feeds cho phép hỗ trợ nhiều hệ điều hành khác nhau như:
- Inoreader: sử dụng cho trình duyệt web, Android và iOS.
- The Old Reader: sử dụng cho trình duyệt web, Mac, Windows, Android và iOS.
- Bloglovin: sử dụng cho trình duyệt web, Android và iOS.
Với phần mềm Feed Reader sẽ hỗ trợ tự động sắp xếp các thông tin (các feed) cho bạn. Nhưng nếu bạn muốn xem nội dung feed như thế nào, bạn cần thêm /feed/ vào cuối URL của trang blog hoặc website mà bạn muốn lấy RSS.
Ví dụ như nếu muốn xem RSS Feed của website example.com/blog, bạn cần gõ link: example.com/blog/feed. Lúc này, trình duyệt sẽ hiển thị một cấu trúc tập tin XML.
9 plugin tạo RSS Feed cho web tốt nhất năm 2022
Ngoài việc đọc nội dung, RSS feed cũng được dùng để lấy nội dung từ một trang web và hiển thị nó ở bất cứ nơi nào. Bạn có thể sử dụng plugin RSS để:
- Quản lý các nội dung từ các trang web khác nhau
- Lấy nội dung mới nhất từ các trang web truyền thông khác như Facebook, Instagram, YouTube, Twitter để hiển thị trong WordPress.
WordPress đi kèm với widget RSS tích hợp nhưng không có chức năng tùy chỉnh màn hình để thêm thumbnail, social button, …Và đây là lý do tại sao hầu hết mọi người đều sử dụng plugin RSS để thêm các chức năng hỗ trợ.
Bạn có thể cân nhắc lựa chọn một trong 9 plugin RSS tốt nhất hiện nay dưới đây:
- WP RSS Aggregator
- Smash Balloon Instagram Feed
- Smash Balloon Custom Facebook Feed
- Feedzy RSS Feeds
- Smash Balloon Twitter feed
- Smash Balloon Feeds for YouTube
- Featured Image in RSS Feed
- Super RSS Reader
- CBX RSS Feed for Custom Post Types
Lời kết
Với bài viết hôm nay của T-web, T-web hi vọng bạn có thể hiểu được RSS là gì, qua các ưu nhược điểm bạn có thể cân nhắc sử dụng RSS để phát triển website/ blog của mình. Chúc các bạn thành công.