Website đóng vai trò khá quan trọng đối với các doanh nghiệp hay một cá nhân, nó giúp doanh nghiệp của bạn định vị thương hiệu và duy trì việc kinh doanh online thành công. Thực tế, việc tạo website không quá khó khăn và cầu kỳ như bạn nghĩ mà nó có thể được thực hiện đơn giản nhờ sự hỗ trợ của các trình tạo website miễn phí có sẵn. Hôm nay hãy cùng T-web tìm hiểu cách tạo website miễn phí với 15 nền tảng tạo trang web miễn phí tốt nhất.
Tại sao bạn cần thiết kế website cá nhân cho riêng mình?
-
Xây dựng thương hiệu bản thân
Website cá nhân là nơi mà các cá nhân có thể thường xuyên cập nhật những thông tin của riêng mình. Linkedin có thể hoàn toàn hỗ trợ việc đó, tuy nhiên website cá nhân sẽ giúp xây dựng “thương hiệu” của bạn một cách sáng tạo và rõ nét hơn dưới sự hỗ trợ của các định dạng đa phương tiện.
Vì thế, hãy tận dụng và phát huy tối đa việc tạo website cá nhân để quảng cáo miễn phí cho bản thân bạn, thể hiện phong cách, điểm nổi bật của mình, bạn sẽ nên ấn tượng hơn rất nhiều!
-
Tăng cơ hội tiếp cận nhà tuyển dụng
Việc tạo một website cá nhân sẽ giúp cho mọi người biết đến những thành tựu của bạn nhiều hơn và kể cả các nhà tuyển dụng.
Nếu bạn sở hữu một website cá nhân với hình ảnh thương hiệu cá nhân sẽ gây ấn tượng tốt hơn đến các nhà tuyển dụng so với việc nhìn thấy những chiếc CV bình thường, như: tính cách, kỹ năng, kinh nghiệm việc làm, trình độ học vấn, sở thích, mong muốn,…
-
Học kỹ năng mới
Trước khi tìm hiểu về cách tạo website miễn phí, bạn nên trang bị các kỹ năng liên quan đến thiết kế website trực tuyến. Thường xuyên cập nhật các công cụ phát triển web mới nhất hiện nay để tối ưu trang web của mình để trở nên chuyên nghiệp và hoàn thiện hơn.
Để xây dựng thương hiệu cá nhân một cách hiệu bạn, bạn sẽ cần phải học cách thu hút người xem vào website cá nhân của mình. Học hỏi về cách viết và tạo nội dung một cách thu hút, tìm hiểu về các phương pháp tăng xếp hạng trang web của bạn trên top Google và hiểu biết về cách SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm).
Nói chung, để có thể thiết lập trang web cho riêng mình, bạn cần có ít nhất ba kỹ năng sau: Xây dựng website, SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) và xây dựng nội dung.
Xem thêm về cách bảo mật website
Quy trình tạo website chuyên nghiệp
Bước 1: Thu thập thông tin thiết kế website
Bước đầu tiên bạn cần phải làm trong quy trình tạo website chuyên nghiệp là thu thập các thông tin đầu vào. Mục đích của bước này là để không lệch hướng khi thiết kế, vì vậy mọi thông tin càng chi tiết, càng cụ thể càng tốt. Bạn cần nắm rõ các yếu tố: mục tiêu của website, khách hàng mục tiêu của website và nội dung cốt lõi mà website của bạn muốn hướng đến.
Đối với thiết kế website cho khách hàng, việc bạn thu thập và ghi nhận các yêu cầu về tính năng, hình thức và tên miền và máy chủ lưu trữ của một website là việc hết sức quan trọng; cùng với các tư hiệu hình ảnh, thông tin mà khách hàng cung cấp cho việc thiết kế website.
Bước 2: Lên kế hoạch thiết kế website
Sau khi đã thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết ở bước 1, tiếp theo hãy hệ thống chúng lại và lên một bản kế hoạch thiết kế website một cách chi tiết. Đầu tiên bạn có thể vẽ phác thảo sơ ddooof cho website, liệt kê các chủ đề chính, phụ và các trang cần thiết xuất hiện trên website và nội dung cụ thể của từng trang web.
Bước 3: Lựa chọn tên miền cho website và hosting phù hợp
Sau khi thực hiện bước lập kế hoạch cho website, bạn cần quan tâm đến tên miền và hosting. Cần chọn mua gói hosting và tên miền một cách phù hợp.
Bước 4: Thiết kế giao diện
Bước tiếp theo là thiết kế giao diện cho website. Ở bước này bạn cần quan tâm đến các yếu tố như:
- Tông màu phù hợp với logo công ty
- Nội dung và thông điệp trang web muốn truyền tải là gì
- Xác định đối tượng mục tiêu của trang web
- Màu sắc đồng bộ với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp hay cá nhân.
Đặc biệt chú ý đến việc tối ưu UX/UI, khả năng tương thích với các nền tảng thiết bị khác nhau, đặc biệt là tính thân thiện với thiết bị di động.
Bước 5: Xây dựng các tính năng cho website
Bước xây dựng tính năng website là bước khá quan trọng trong quy trình xây dựng 1 website chuyên nghiệp, vì các tính năng sẽ ảnh hưởng và quyết định đến hoạt động sau này của một website. Cần lưu ý hai điều sau đây khi xây dựng một website:
- Các chức năng cần thiết khi xây dựng website đã liệt kê ở bước 1
- Khách hàng kiểm tra các tính năng đã được cài đặt và yêu cầu chỉnh sửa hoặc bổ sung nếu cần.
Bước 6: Kiểm tra và chỉnh sửa
Sau khi xây dựng các tính năng của website hãy chạy thử nghiệm và cập nhật các nội dung cơ bản. Kiểm tra về chức năng và giao diện website sau đó sửa lỗi nếu có.
Bước 7: Hoàn thiện website và chính sách bảo trì
Khách hàng kiểm duyệt qua chất lượng dự án trước khi đăng tải website, đảm bảo website chạy tốt và đúng các yêu cầu đã đặt ra. Nếu còn các vấn đề sẽ tiếp tục được chính sửa và hoàn thiện các tính năng còn thiếu sót, cập nhật nội dung. Sau đó là bàn giao mã nguồn (code), hướng dẫn quản trị website, bàn giao các giấy tờ quản lý domain, hosting cho khách hàng và triển khai website lên internet.
Và bước quan trọng nhất là bảo trì website. Một website vẫn có khả năng bị các lỗi về kỹ thuật trong quá trình sử dụng cho dù được kiểm tra và chỉnh sửa kỹ càng. Vì thế một website sẽ thường xuyên được bảo trì và cập nhật, backup dữ liệu một cách định kỳ.
Tìm hiểu thêm về website chuẩn seo là gì?
15 nền tảng hỗ trợ thiết kế website miễn phí tốt nhất
1. Wix
Wix là công cụ tạo website có hơn 110 triệu người dùng và được xem là công cụ tạo website miễn phí và phổ biến nhất hiện nay. Wix là công cụ tạo website khá đơn giản và dễ dàng thao tác với trình kéo thả dễ dàng, sở hữu một kho template lớn và độc đáo, phù hợp với các doanh nghiệp lớn nhỏ và hầu hết các lĩnh vực khác nhau, các cửa hàng trực tuyến, nhà hàng,…

Wix có khả năng tích hợp với Google Analytics để có thể giúp người sử dụng dễ dàng giám sát trang web ngoài ra còn Wix còn cung cấp các ứng dụng hỗ trợ khác. Tuy nhiên Wix có một nhược điểm khá lớn là mỗi trang trên web của bạn sẽ có một quảng cáo Wix nổi bật, điều này khá bất tiện và nếu bạn không muốn các quảng cáo ấy hiển thị trên trang web thì bạn phải chi tiền để nâng cấp lên phiên bản cao hơn.
2. Jimdo
Jimdo được đặt trụ sở tại Đức và được xem là một trong những lựa chọn hữu ích cho các công ty quốc, với các tùy chọn tạo trang web và hỗ trợ hơn 9 ngôn ngữ khác nhau. Jimdo có thể tương thích trên các thiết bị điện thoại thông minh, máy tính bảng và đồng thời có một ứng dụng hỗ trợ dành cho thiết bị di động mà người dùng có thể sử dụng để tạo một trang web được tối ưu hóa cho thiết bị di động.

Bạn có thể thỏa sức xây dựng và thiết kế website của mình vì Jimdo có hơn 500MB dung lượng và không giới hạn trang. Ngoài ra Jimdo còn cung cấp mã hóa HTTPS/SSL, đồng nghĩa với việc các thông tin của khách hàng truy cập sẽ hoàn toàn được bảo mật.
Jimdo còn hỗ trợ để bạn có thể tích hợp trang web của mình với các tài khoản mạng xã hội khác. Nếu như bạn quyết định sử dụng Jimdo hãy lưu ý rằng: Trình xây dựng Jimdo sẽ ngăn các trang web được index miễn phí bởi các công cụ tìm kiếm.
3. Weebly
Weebly là trình tạo website miễn phí, linh hoạt và dễ dàng thao tác, sử dụng, tương thích với hầu hết các thiết bị và nền tảng khác nhau. Với mã nguồn mở SaaS cung cấp dịch vụ web hosting, thiết kế web và tên miền và các chức năng thương mại điện tử khác phù hợp với các doanh nghiệp hoặc các đơn vị startup.

Cũng như đối với Wix, trình tạo website miễn phí Weebly có chức năng kéo thả với CMS tích hợp với các file HTML được mã hóa thủ công. Trình tạo và chỉnh sửa website nội bộ với các công cụ hỗ trợ SEO và Google Analytics, tích hợp Paypal, phiếu quà tặng kỹ thuật số và máy tính thuế tự động,…Weebly là một lựa chọn thông minh hàng đầu đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử và một điều đặc biệt là Weebly không có quảng cáo như một số đối thủ cạnh tranh khác.
4. WordPress
WordPress là một công cụ hỗ trợ tạo website miễn phí được ưa chuộng và thường xuyên được sử dụng nhất. WordPress có thể cho phép bạn mua một tên miền cho website của mình, nhưng nếu bạn không muốn mất phí, bạn có thể chạy trang web trực tiếp bằng URL do WordPress sở hữu.
Cũng giống như Wix và các trình tạo trang web miễn phí khác, WordPress có thể hỗ trợ bạn tạo một trang web, blog và landing page một cách trực quan. Ngoài ra bạn có thể đặt các nội dung khác vào trang WordPress như: Form liên hệ, video.

WordPress cung cấp một giao diện hỗ trợ đơn giản và có thể phù hợp với những ai mới bắt đầu xây dựng một trang web hoặc người biên tập có ít kinh nghiệm thiết kế và không cần kiến thức code.
Nền tảng này có thể hỗ trợ bạn tạo một trang web từ theme hoặc template được thiết kế sẵn hoặc bạn có thể xây dựng và thiết kế nó theo cách của riêng mình.
Khi bắt đầu, WordPress sẽ hiển thị và gợi ý cho bạn rất nhiều theme, bạn có thể xem trước và thử nghiệm để lựa chọn một giao diện phù hợp. Sau khi bạn đã chọn được một theme phù hợp, tiếp theo WordPress sẽ hướng dẫn bạn cách sửa trang web và ngoài ra bạn có thể thay đổi theme trang web một cách dễ dàng và bất cứ lúc nào bạn muốn.
Tuy vậy, đối với các doanh nghiệp lớn hoặc người kinh doanh chuyên nghiệp trên website, thì các website miễn phí hoàn toàn không đáp ứng đủ các nhu cầu bán hàng và các tính năng cần thiết, các nhu cầu bán hàng hoặc khó có thể xây dựng giao diện, các hiệu ứng chuyên nghiệp bắt mắt, độc đáo và thu hút người dùng.
Vậy bạn có thể tham khảo thêm về dịch vụ thiết kế kế website tại T-web.
5. Elementor Website Builder
Elementor là một trình thiết kế website miễn phí với hơn 5.000.000 người tin cậy và sử dụng, giao diện đơn giản và dễ sử dụng với các thao tác kéo thả đơn giản, là một tùy chọn không cần code giúp đưa trang web WordPress xuất bản một cách nhanh chóng.
Với Elementor, bạn có thể dễ dàng lựa chọn từ các template có sẵn, tùy nhu cầu của bạn mà bạn có thể lựa chọn và tùy chỉnh theo ý của bạn, đảm bảo trang web của bạn có thể hiển thị chính xác bất kể kích thước thiết bị nào.
Với kho template đa dạng, hơn 70 template và gói trả phí từ 49$ cung cấp nhiều template và chức năng hơn.

6. WebNode
WebNode là trang web tạo website phổ biến khi muốn xây dựng một thương hiệu cá nhân và cả người dùng chuyên nghiệp. Là một trong những trang web tạo website miễn phí tốt nhất, với giao diện dễ dàng thao tác và sử dụng. Với WebNode, bạn có thể tạo trang web bằng nhiều ngôn ngữ hoặc trên các nền tảng khác nhau phượp với nhu cầu cá nhân hoặc doanh nghiệp.
Đặc biệt WebNode hỗ trợ cho các cửa hàng thương mại điện tử, tương thích với các thiết bị sử dụng các nền tảng Android, Mac và cả IOS. WebNode sẽ cung cấp cho bạn số liệu thống kê theo dõi về sự phát triển trang web của bạn ngay cả với phiên bản miễn phí và ngoài ra nó cũng không có các quảng cáo gây khó chịu.

7. Mozello
Mozello sẽ hỗ trợ các tính năng bao gồm blog, cửa hàng trực tuyến và tùy chọn về SEO, đặc biệt là 500MB dung lượng lưu trữ. Ở Mozello sẽ có các quảng cáo nhưng nó chỉ là một liên kết nhỏ ở phần footer, hầu hết người dùng truy cập sẽ ít chú ý đến phần này nên sẽ ít ảnh hưởng và không bị làm phiền hay khó chịu.

Một đặc điểm bán hàng lớn nhất của Mozello là trình tạo cho phép bạn có thể tạo trang web miễn phí đa ngôn ngữ – một đặc điểm mà các công ty xây dựng trang web khác chưa từng có.
Tuy nhiên nhược điểm của Mozello là giao diện thiết kế khá phức tạp, hệ thống kéo thả không trực quan và người dùng không có nhiều tùy chọn để thiết kế.
8. WebStarts
WebStarts là một lựa chọn khá phổ biến với kho Template đa dạng và đẹp, hỗ trợ chức năng kéo thả, dễ dàng thao tác và thân thiện với người dùng, Webstarts giúp người dùng dễ dàng trong việc xây dựng và thiết kế một website độc đáo.

9. Webflow
WebFlow là nền tảng tạo website dành riêng cho các nhà thiết và agency. Là một nền tảng hỗ trợ thiết kế trang web với những kỹ thuật mạnh mẽ. WebFlow có khả năng cho phép người dùng dễ dàng xây dựng và quản lý website của mình mà không đòi hỏi người sử dụng có nhiều kiến thức về code với những công cụ trực quan đã thiết lập sẵn trong nền tảng này.

10. IMCreator
IMCreator có hơn 11 triệu người tin tưởng và sử dựng trên nền tảng này. Đây là một sự lựa chọn hợp lý vì một số ưu điểm nổi bật sau: giao diện trỏ và click dễ dàng, kho template đa dạng, hình ảnh phong phú, đặc biệt dịch vụ tên miền và hosting không giới hạn.
Ngoài ra, nền tảng mở rộng còn giúp bạn thiết kế layout đơn hoặc đa trang khác nhau. IMCreator là trình tạo trang duy nhất cho các công cụ thương mại điện tử tích hợp, SEO và Analytics để hỗ trợ tối ưu hóa trang web của bạn cho các công cụ tìm kiếm.

11. SITE123
Site 123 được xem là một trong những trình tạo trang web miễn phí, với giao diện linh hoạt và dễ sử dụng nhất. Site123 hỗ trợ bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh mọi thứ và hướng dẫn sử dụng bằng một cú click chuột với đồ họa và template. Đặc biệt Site123 sở hữu một thư viện hình ảnh miễn phí, phông chữ chuyên nghiệp để thêm các yếu tố hình ảnh vào trang web và các gói DIY sáng tạo để tạo trang web không giới hạn.
Ngoài ra, site123 còn cung cấp đăng ký tên miền và lưu trữ web, cung cấp dung lượng lưu trữ lên đến 500MB, Google Analytics và đặc biệt không có quảng cáo vì vậy bạn không cần phải lo lắng khi chuyển sang gói trả phí.

12. Strikingly
Strikingly là một nền tảng tạo một trang web miễn phí mà không cần biết đến các kỹ năng lập trình. Hàng nghìn trang web được xây dựng thông qua nền tảng này và người dùng có thể sử dụng kho template do các chủ sở hữu trang web từ khắp nơi trên thế giới đóng góp để bắt đầu thiết kế trang web cho riêng họ.

Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các trang web phù hợp với các đơn vị startup, các cửa hàng thương mại điện tử, event, blog giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ hay xây dựng thương hiệu cá nhân.
Với các ưu đãi miễn phí, nhưng Strikingly lại chỉ có 5GB băng thông hằng tháng và bị giới hạn ở tên miền strikingly.com trừ khi bạn nâng cấp website của mình lên gói trả phí có giá chỉ từ 8$/tháng.
13. Duda
Đua là trình tạo trang web miễn phí với, nhiều tính năng, tiện ích và các file phương tiện cho phép bạn có thể ghép các trang web với nhau để phù hợp với nhu cầu. Đặc biệt Duda đi kèm với các công cụ cộng tác nhóm và các phân tích để giúp bạn biết khách hàng tương tác với các phần khác nhau trên website của bạn.
Ngoài cung cấp phiên bản dùng thử, Duda còn cung cấp các gói với mức phí thấp nhất là 14$/tháng và được thanh toán hàng năm.

14. Squarespace
Squarespace sẽ khá giống với WordPress và Wix ở điểm cho phép bạn hoàn thiện các theme được thiết kế sẵn hoặc có thể xây dựng một trang web từ đầu nhờ các tính năng wire-framing. Squarespace không yêu cầu các plugin nhưng vẫn cung cấp dịch vụ 24/7 cho người dùng. Với các theme được thiết kế sẵn và thường nhấn mạnh vào các hình ảnh hoặc video. Vì thế, nó thường phù hợp với những người trong lĩnh vực truyền thông hình ảnh, giải trí, ẩm thực hoặc thời trang. Với kho template đa dạng, đơn giản và được tối ưu hóa trên các thiết bị di động. Mặc dù điều này có thể là nhược điểm đối với những công ty phần mềm hoặc doanh nghiệp cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau, nhưng đối với những công ty bán các sản phẩm liên quan đến ngành cụ thể thì đây là một lựa chọn khá tuyệt vời.

15. GoDaddy
GoDaddy ngoài được biết đến là một trang web nơi bạn có thể mua tên miền giá rẻ, nó còn là tạo trang web miễn phí cho những người muốn mua tên miền và thiết kế trang web cùng một lúc.
Với kho template đơn giản, đẹp mắt và hiệu quả. Chúng thường được tải lên các trang web WordPress dành cho những người thích sử dụng các phần mềm của WordPress.

So sánh website miễn phí và website được thiết kế riêng
Có rất nhiều người nhầm tưởng về chi phí để tạo một website và thậm chí là làm website hoàn toàn miễn phí. Một website miễn phí sẽ có những hạn chế của nó, những website miễn phí thường phù hợp với những sinh viên hoặc những người đam mê lập trình thích tìm hiểu về thiết kế website. Còn những website chuyên nghiệp được các công ty lập trình thiết kế sẽ phù hợp với các doanh nghiệp, phù hợp để xây dựng và phát triển lâu dài.
Lời kết
Tùy theo nhu cầu và lĩnh vực website mà bạn có thể cân nhắc việc tạo cho mình một website miễn phí. Với quy trình tạo website miễn phí và 15 nền tảng hỗ trợ mà T-web đã liệt kê, mình hi vọng bạn có thể tạo cho mình một website dễ dàng. Chúc các bạn thành công.