Việc thêm messenger vào website sẽ giúp cho các khách hàng của bạn dễ dàng trò chuyện trực tiếp với doanh nghiệp. Vậy làm sao để có thể thêm messenger vào website? T-web sẽ hướng dẫn các bạn các bước chi tiết để thực hiện ngay sau đây.

Giới thiệu về tính năng thêm messenger vào website
Plugin chat trên Facebook là một plugin trang web mà các doanh nghiệp có trang Facebook có thể cài đặt trên website của họ. Với plugin này, những khách hàng truy cập vào website của bạn có thể chat với doanh nghiệp của bạn thông qua messenger bằng cách nhấp vào biểu tượng Messenger hiển thị trên trang web.
Bạn có thể sử dụng tính năng chat đó để trả lời các câu hỏi về giá sản phẩm, đặt lịch hẹn hỗ trợ khách hàng. Dưới đây là các tính năng khi thêm messenger vào website:
- Lịch sử chat: Plugin trên trang web tải lịch sử chat giữa khách hàng và doanh nghiệp của bạn, hiển thị tất các các hoạt động tương tác gần đây trong đoạn chat.
- Tiếp tục cuộc trò chuyện: Bạn vẫn có thể theo dõi cuộc trò chuyện này ngay cả khi họ đã rời khỏi trang web của bạn. Bạn không cần giữ lại các thông tin của họ để tiếp tục trò chuyện mà chỉ cần sử dụng cùng một trò chuyện đó trong Messenger. Bạn có thể sử dụng cùng một công cụ nhắn tin trên Facebook thông qua Hộp thư trên trang để trả lời các tin nhắn này.
- Bật tính năng chat với mọi người: Tất cả mọi người có thể chat với doanh nghiệp của bạn bằng cách đăng nhập vào Messenger hoặc bắt đầu cuộc trò chuyện với chế độ khách. Đoạn chat với khách sẽ bị vô hiệu hóa sau 24h kể từ khi họ bắt đầu tin nhắn đầu tiên hoặc khi khách hàng chọn kết thúc đoạn chat. Bản sao của đoạn chat sẽ vẫn nằm ở trong hộp thư cho đến khi bạn xóa nó.
Xem thêm nhúng video youtube vào website
Tại sao nên cài đặt facebook messenger cho website?
Việc doanh nghiệp của bạn cung cấp cho các khách hàng của mình nhiều cách liên hệ online với doanh nghiệp trở nên rất quan trọng. Vì vậy, các doanh nghiệp đã tích hợp các phương pháp chat online với khách hàng, ví dụ như: Tawk.to, Messenger, Zalo,…Trong đó, Messenger của Facebook được khách hàng sử dụng rất nhiều.
Chính vì thế, việc doanh nghiệp bạn tích hợp live chat Facebook vào website là một giải pháp tốt để đáp ứng được số đông người dùng và được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến.
Lưu ý:
- Không thể kích hoạt tính năng này thông qua app Face trên điện thoại di động
- Một số Adblocker (phần mềm chặn quảng cáo) ngăn biểu tượng live chat Facebook trên trang web. Vậy nên, trong lúc thêm tính năng chat Facebook vào website bạn nên tắt tính năng chặn quảng cáo trước.
Lợi ích khi thêm chat facebook vào website wordpress
Việc thêm chat Facebook vào website WordPress mang lại các lợi ích to lớn sau:
- Tăng like và thu hút tương tác: Việc thêm chat Facebook vào website WordPress có thể khiến lượt like của trang web của bạn tăng lên một cách đáng kể. Đồng thời tương tác vô cùng tốt với các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Qua đó, có thể giúp tăng doanh thu bán hàng một cách đáng kể.
- Miễn phí: Bạn sẽ không mất phí nào khi thêm chat Facebook vào website WordPress. Thế nên không có lý do gì mà doanh nghiệp của bạn không tận dụng nó ngay hôm nay.
- Thêm chat Facebook vào website WordPress giúp doanh nghiệp của bạn quảng bá sản phẩm, thương hiệu tốt hơn: Nhờ ứng dụng này, khách hàng có thể đọc tin nhắn và biết về sản phẩm, thương hiệu của bạn. Qua đó, việc quảng bá thương hiệu của bạn trên Facebook sẽ trở nên hiệu quả.
- Giao diện đẹp, thân thiện, hỗ trợ Tiếng Việt: Giao diện chat Facebook hiện nay khá đẹp mắt và đơn giản. Các đối tượng khách hàng của bạn có thể dễ dàng sử dụng ứng dụng này ngay cả khi họ không phải là người rành về công nghệ. Ngoài ra, ứng dụng này còn hỗ trợ Tiếng Việt, rất tiện khi sử dụng.
Tuy nhiên, bất kỳ ứng dụng nào cũng có các ưu và nhược điểm, việc thêm chat Facebook vào website WordPress cũng vậy. Nó các nhược điểm như sau:
- Website của bạn sẽ trở nên chậm hơn nếu đường truyền quốc tế gặp sự cố: việc thêm chat Facebook vào website WordPress có thể khiến website của bạn có tốc độ tải chậm hơn so với bình thường.
- Với chat Facebook, doanh nghiệp của bạn chỉ có thể chat được khi người dùng đăng nhập Facebook trên trình duyệt đó.
- Khả năng tùy biến giao diện của chat Facebook còn khá kém và chưa được cải thiện.
Mặc dù vẫn còn tồn tại các nhược điểm, nhưng việc thêm chat Facebook vào website WordPress vẫn là điều có thể giúp doanh nghiệp của bạn mở rộng việc kinh doanh.
Tìm hiểu thêm: traffic website là gì
Các bước tích hợp facebook messenger vào website
Hướng dẫn nhanh cách tích hợp facebook messenger vào website:
Bước 1: Truy cập vào Fanpage > vào phần Setting > chọn Messenger.
Bước 2: Nhấn vào nút Thêm Messenger vào website.
Bước 3: Điền website của bạn vào thêm live chat Facebook vào.
Bước 4: Copy đoạn mã code chat Facebook cho website.
Bước 5: Dán đoạn code đó vào website của bạn.
Lấy Facebook Messenger Code từ fanpage
Bước 1: Truy cập Trang Facebook của bạn(không thể thiết lập qua Facebook cá nhân, chỉ thiết lập được cho Fanpage).
Bước 2: Nhấn vào nút Setting ở cuối menu bên trái.
Bước 3: Chọn Messaging ở phần menu bên trái như hình dưới đây.
Bước 4: Chọn vào Add Messenger to your website ở bên phải.
Bước 5: Nhấn vào Setup để nhập Domain website vào và nhấn Save & Continue.
Bước 6: Tiếp theo copy đoạn code được cung cấp.
Bước 7: Thêm đoạn code vừa copy vào website của bạn theo một số cách dưới đây.
Chèn Facebook Messenger Code vào website
Cách 1: Chèn đoạn mã bằng cách thủ công
Bạn có thể chèn mã bằng cách thủ công, đi tới Appearance > Editor và chọn file footer.php, sau đó chèn đoạn code trên vào trước tag </body>.
Giờ bạn đã nhúng chat Facebook vào website WordPress thành công. Bây giờ bạn đã có thể sử dụng nó như một kênh hỗ trợ khách hàng trò chuyện tiếp với doanh nghiệp và bán các sản phẩm, dịch vụ của mình.
Cách 2: Chèn code vào nền tảng WordPress bằng plugin Insert Header & Footer
Bước 1: Tải plugin Insert Header & Footer và cài đặt.
Bước 2: Truy cập vào plugin Insert Header & Footer và dán đoạn mã code từ Facebook đã copy vào Scripts in Footer.
Bước 3: Nhấn nút Save để lưu.
Bước 4: Thoát ra ngoài trang chủ để kiểm tra xem live chat của Facebook đã hoạt động chưa.
Cách 3: Chèn code vào WordPress bằng plugin Slim SEO
Ngoài ra còn có plugin Slim SEO, đây là một plugin SEO miễn phí hỗ trợ việc tối ưu SEO. Đặc biệt, Slim SEO còn hỗ trợ thêm các đoạn mã script vào header và footer của website.
Bước 1: Tải xuống và cài đặt plugin Slim SEO vào WordPress.
Bước 2: Vào Settings > SEO.
Bước 3: Chèn đoạn code ở trên vào phần footer.
Lời kết
Việc thêm messenger vào website là việc khá đơn giản nhưng rất cần thiết khi bạn muốn bắt đầu phát triển website của mình. Hy vọng với các bước hướng dẫn trên của T-web có thể giúp các bạn có thể dễ dàng thêm messenger vào website WordPress của mình một cách đơn giản. Chúc các bạn thành công.