Đối với các bạn đã tiếp xúc nhiều với công nghệ chắc sẽ không xa lạ khi nhắc về thuật ngữ Web Platform. Vậy các bạn đã hiểu hết về Web Platform chưa, nếu chưa thì nội dung sau đây ngày hôm nay của T-web, sẽ bổ sung thêm các thông tin kiến thức hữu ích về Web Platform là gì? Những thuật ngữ liên quan đến Web Platform. Hãy đọc ngay bài viết sau nhé!
Web Platform là gì?
Thuật ngữ lập trình Platform được sử dụng để chỉ các nền tảng kết nối tạo ra môi trường đặc biệt – đây chính là môi trường để các phần mềm được hoạt động. Các mô hình Platform ta dễ thấy nhất là phần cứng, hệ điều hành, trình duyệt website hoặc các giao diện lập trình ứng dụng có liên quan…
Đây là nền tảng không thể thiếu của bất kì quy trình phát triển phần mềm nào, và mỗi Platform sẽ có các chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ không giống nhau.
Xem thêm: ASP.NET là gì?
Các loại Web Platform phổ biến hiện nay
Để có thể hiểu cũng như nắm bắt được tổng quan hơn về Platform thì bạn cần phải thống kế có bao nhiêu loại hình Platform. Hiện nay, có 5 loại hình Platform và mỗi loại lại có những công dụng khác nhau.
- Hardware Platform (Platform phần cứng): Loại Platform này chính là phần cứng mà ta dễ dàng tìm thấy từ các thiết bị công nghệ như laptop, máy tính, điện thoại…
- Software Platform (Platform phần mềm): Kiểu Platform này là phần quyết định trực tiếp đến khả năng xử lý của thiết bị điện tử. Với Platform đặc biệt này, nó sẽ lập trình ra các ứng dụng, tính năng và tạo nên giá trị điểm mạnh riêng của từng Platform.
- Cloud computing Platform: Loại này còn được biết đến là dịch vụ điện toán đám mây, chúng có sức hút rất lớn đến sự quan tâm của người dùng. Công nghệ siêu việt này có khả năng thu thập, phân tích dữ liệu vô cùng lớn từ đó giúp được các doanh nghiệp tiết kiệm, rút ngắn khâu xây dựng cơ sở dữ liệu hạ tầng.
- Social Platform: Nó là kiểu Platform hỗ trợ người dùng, loại này được triển khai nhằm mục đích quản lý các giải pháp hay dịch vụ truyền thông trên mạng xã hội. Social Platform được đánh giá là phổ biến nhất là khả năng tạo ra website, dịch vụ truyền thông với đầy đủ các tính năng và hoạt động như một MXH hoàn chỉnh.
- Business service platform: Đây là dạng platform được sử dụng nhiều nhất trong kinh doanh.
So sánh mô hình kinh doanh Platform và truyền thống
Việc so sánh mô hình kinh doanh Platform và truyền thống luôn là hai chủ đề được người dùng quan tâm rất nhiều, xem đâu mới chính là mô hình đem lại giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp. Qua các so sánh sau, T-web sẽ giúp bạn cũng sẽ hiểu rõ hơn về Platform.
- Platform: Nói một cách dễ hiểu, Platform là nền tảng cho phép người mua liên hệ với người bán để tiến hành giao dịch trực tiếp. Mô hình Platform sẽ không nêu giá cả cho sản phẩm mà nó chỉ là công cụ trung gian để người mua và người bán thỏa thuận, sản phẩm sẽ được định giá qua người mua và người bán thực tế.
- Nhà bán lẻ/phân phối (truyền thống): Mô hình kinh doanh này là các sản phẩm sẽ được các nhà phân phối, cung cấp thông qua các mạng lưới cửa hàng ngoài đời và dịch vụ giao hàng. Bên cạnh đó, loại hình này có đặc trưng rất chú trọng mối quan hệ với khách hàng. Nhược điểm của loại hình này là không có khả năng kết nối các cộng đồng để mua bán.
Các mô hình kinh doanh truyền thống hoàn toàn có thể tự chuyển đổi thành một Platform hoặc có thể kết hợp với khả năng Platform từ đó phát triển cho mô hình kinh doanh hiện tại của mình.
Những ưu điểm và nhược điểm của Web Platform
Ưu điểm
Ưu điểm dễ thấy nhất cũng như quan trọng nhất của Web Platform chính là đáp ứng được nhu cầu về sự tiện lợi, nhanh chóng cho khách hàng.
Những lợi ích nổi bật của Web Platform dành cho người dùng là:
- Khả năng phân tích cũng như tối ưu các tệp khách hàng, nhà cung cấp.
- Giải quyết được vấn đề hàng tồn kho.
- Có tiềm năng phát triển với quy mô lớn.
- Khả năng kiểm soát và quản lý được sự phức tạp của thị trường.
Nhược điểm
Tuy Web Platform giúp người dùng giải quyết được nhiều vấn đề nhức nhối nhưng không phải mô hình nào cũng hoàn hảo. Theo như phân tích, các ưu điểm của mô hình kinh doanh truyền thống thì ngược lại chính là nhược điểm của mô hình Web Platform. Lời khuyên đến bạn là không nên sử dụng mô hình platform để phục vụ cho các tệp người tiêu dùng cụ thể vì khả năng quản lý chuỗi giá trị còn chưa tốt. Còn nữa, mô hình này cũng không thể quản lý được yếu tố trải nghiệm khách hàng một cách hiệu quả, chi tiết và chuyên nghiệp như đối với mô hình kinh doanh truyền thống.
Tìm hiểu thêm khái niệm Joomla là gì
Những thuật ngữ liên quan đến Platform
Software: Thuật ngữ này ám chỉ phần cứng, mô hình Web Platform cũng cần phải được sử dụng những Software phù hợp.
Cloud Computing: Thuật ngữ này có nội dung là để cung cấp cho doanh nghiệp các ý kiến tối ưu khác để xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ. Dễ thấy nhất là dịch vụ điện toán đám mây là một thị trường đang được người dùng phản hồi rất tích cực. Những lợi ích mà công nghệ hiện đại Cloud Computing đem lại cho người dùng đó là: có thể phân tích, xử lý big data, IoT, trí tuệ nhân tạo, lưu trữ ứng dụng web…
Social: Thuật ngữ social được hiểu là nền tảng xã hội mà ở đó cho phép triển khai, phát triển quản lý mọi dịch vụ truyền thông xã hội. Social cũng hỗ trợ cho khách hàng tính năng tạo website hiệu quả.
Business Service: Thuật ngữ này có nghĩa là loại hình platform về hoạt động kinh doanh dịch vụ. Để dễ hình dung hơn, bạn có thể nhìn vào ứng dụng gọi xe trực tuyến – đây chính là một ví dụ nổi bật. Business Service cũng cung cấp tính năng cho phép một đơn vị kinh doanh vận hành trực tuyến. Nó đóng vai trò kết nối khách hàng, nhân viên trên nền tảng platform lại với nhau qua một app di động.
Digital Marketing: Đây cũng là một platform đang được nhiều doanh nghiệp khai thác sử dụng. Digital Marketing được hiểu là nền tảng kỹ thuật số với những tính năng phục vụ không ngừng nghỉ cho phép thương hiệu chạy các chiến dịch quảng bá cụ thể như: quảng cáo website, banner, ứng dụng video, quảng cáo ngắn.
Blockchain: Là hệ cơ sở dữ liệu có thể lưu trữ và truyền tải thông tin trong các khối được liên kết bằng mã hóa. Ví dụ điển hình về nền tảng này có thể kể đến như: Ethereum, Cardano, NEO, EOS, Blockchain…
Nền tảng Platform trong lĩnh vực Mobile: Nền tảng Platform trong lĩnh vực mobile rất phổ biến có thể kể đến là Android, iOS, Blackberry… Tất cả những nền tảng đó được gọi là “hệ điều hành”. Mỗi hệ điều hành sẽ có nhiều đặc điểm khác nhau.
Lời kết
Trên đây là những thông tin bổ ích về Web Platform mà T-web đã chia sẻ. Hy vọng rằng những khái niệm cũng như kiến thức mà mình tổng hợp được sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc về Web Platform là gì? Và những thuật ngữ liên quan đến Web Platform có thể bạn chưa biết. Chúc bạn ứng dụng được các kiến thức vào công việc!