Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua về “website chuẩn SEO”, vậy website chuẩn SEO là gì, nó mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp của bạn, các tiêu chí đánh giá website chuẩn SEO ra sao? Hôm nay hãy cùng T-web tìm hiểu qua bài viết này để giải đáp các thắc mắc nhé.
- Một website chuẩn SEO là website như thế nào?
- 5 Lợi ích của một web thiết kế chuẩn SEO
- Giúp website tăng lượng Organic Traffic
- Website thân thiện với hơn với người dùng truy cập
- Thiết kế website chuẩn SEO giúp gia tăng uy tín cho thương hiệu và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
- Một Website chuẩn SEO giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng của bạn muốn gì?
- Tối ưu website chuẩn SEO có thiết kế thân thiện với các thiết bị di động
- Tổng hợp 20 tiêu chí website chuẩn SEO 2022
- Cấu trúc HTML
- Các Tags quan trọng không thể thiếu đối với một website chuẩn SEO
- 3. HTTPS (SSL)
- 4. Mobile-friendly (Thân thiện với các thiết bị di động)
- 5. Robots.txt
- 6. Breadcrumb
- 7. Sitemap.xml
- 8. Tốc độ tải trang
- 9. Tối ưu hình ảnh
- 10. Tối ưu HTML/ CSS/ JS
- 11. Nút share mạng xã hội
- 12. Google Analytics
- 13. Google Search console
- 14. Cấu trúc URL
- 15. Cấu trúc Schema
- 16. Trang 404
- 17. Table Of Contents
- 18. Favicon
- 19. AMP
- 20. Search Bar
- Lời kết
Một website chuẩn SEO là website như thế nào?
Trước khi tìm hiểu thế nào là một website chuẩn SEO, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về SEO (vì khi thấu hiểu SEO, chúng ta mới có thể hiểu được những việc nào cần làm để thiết kế tối ưu website chuẩn SEO).
SEO là một công việc giúp bạn có thể tối ưu hóa Website theo các tiêu chí của Google (với nhiều mặt). Qua đoa Google sẽ đánh giá website thông qua thang điểm của họ để xếp hạng cho website, cho từ khóa mà bạn mong muốn.
Website chuẩn SEO là một tiêu chí nền tảng, yếu tố quan trọng nhất để website của bạn đáp ứng các “điều kiện cần” khi thực hiện SEO và các vấn đề chuyên môn về SEO khác như backlinks, content, traffic,…sẽ là các “điều kiện đủ” để website banh được xếp hạng cao trên kết quả tìm kiếm và tiếp cận được các khách hàng tiềm năng.
Thiết kế website chuẩn SEO là hình thức xây dựng website đáp ứng và tối ưu các tiêu chí xếp hạng của Google về mặt kỹ thuật và Onpage của trang web. Qua đó, điểm số xếp hạng của Website sẽ được nâng cao, đáp ứng các “điều kiện cần” để nâng cao thứ hạng và tiếp cận các khách hàng tiềm năng.
5 Lợi ích của một web thiết kế chuẩn SEO
Giúp website tăng lượng Organic Traffic
Một website chuẩn SEO và chuyên nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn có thêm Organic Traffic từ các công cụ tìm kiếm. Bởi vì nó có khả năng xếp hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm của Google (SERPS).
Người dùng khi sử dụng công cụ tìm kiếm thường có xu hướng chọn 1 trong 5 kết quả đầu tiên trong trang kết quả tìm kiếm, qua đó thấy được tầm quan trọng của SEO.
Website thân thiện với hơn với người dùng truy cập
Một website chuyên nghiệp không chỉ dành cho công cụ tìm kiếm mà nó còn tốt cho cả người dùng khi truy cập website của bạn. Sử dụng các nguyên tắc SEO vào trang web của bạn sẽ giúp cho việc sử dụng dễ dàng và chuyên nghiệp hơn và một website chuẩn SEO còn giúp nâng cao trải nghiệm người dùng.
Thiết kế website chuẩn SEO giúp gia tăng uy tín cho thương hiệu và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
Người dùng sẽ tin tưởng các trang web xuất hiện đầu tiên trên kết quả tìm kiếm của Google, Bing hoặc Yahoo hơn so với các trang web khác. Việc này tốt cho cả nhận thức và uy tín của một thương hiệu.
Một website chuẩn SEO sẽ thúc đẩy traffic với mục tiêu 24/7 mà không cần phải chi tiền cho quảng cáo (PPC) hay các hình thức Online Marketing khác. Nhờ đó có thể tiết kiệm được một khoản phí và mang lại lợi ích lớn và lâu dài hơn.
Một Website chuẩn SEO giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng của bạn muốn gì?
SEO có thể thúc đẩy lượng traffic chất lượng cho website bằng cách phân tích các hành vi của người dùng như:
- Họ click vào những gì trên website của bạn?
- Phương thức họ vào trang web của bạn?
- Họ rời đi ra sao?
- Họ thích những gì?
- …
Đây là cách tuyệt vời để có thể hiểu được khách hàng của bạn muốn gì và hy vọng gì về website của bạn, qua đó bạn có thể điều chỉnh trang web và sản phẩm/ dịch vụ của bạn phù hợp với nhu cầu của người dùng.
Tối ưu website chuẩn SEO có thiết kế thân thiện với các thiết bị di động
Một trang web có thiết kế thân thiện với các thiết bị di động và có thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm trên các thiết bị di động sẽ thu hút các khách hàng tiềm năng và từ đó tăng lượt traffic cho website.
Đa số người dùng sử dụng điện thoại để tìm kiếm các thông tin về sản phẩm/ dịch vụ khi di chuyển. Và việc quan trọng là bạn cần xuất hiện ở danh sách đều của kết quả tìm kiếm nếu bạn không muốn mất đi các khách hàng tiềm năng, nhất là những người tìm kiếm sản phẩm hay dịch vụ địa phương.
Tổng hợp 20 tiêu chí website chuẩn SEO 2022
Cấu trúc HTML
Cấu trúc HTML chuẩn của một website như sau:
<head></head>
Phần khai báo các thẻ tags meta, title, các thư viện css, javascript… như sau:
<body></body>
Phần chứa nội dung của trang web là nơi hiển thị nội dung (ở phần được tô trắng)
Các nội dung trang web <body> của cấu trúc trên sẽ được hiển thị như sau:
Cấu trúc của phần nội dung (H1, H2, H3, H4) phải tuân thủ theo sơ đồ như sau:
Cách kiểm tra cấu trúc HTML của trang web và cấu trúc nội dung của các trang web bằng cách:
Sử dụng 2 extensions ( tiện ích) của Google Chrome sau:
HTML5 Outliner
Giúp bạn nhanh chóng kiểm tra được đầy đủ các thẻ Heading (h1, h2, h3…) và các Section của một website
SEOquake
SEOquake là công cụ kiểm tra chuyên sâu hơn HTML5 Outliner, cho bạn nhiều thông số, dữ liệu về website. SEOquake rất hữu ích đối với những người đã có kinh nghiệm với SEO.
Các Tags quan trọng không thể thiếu đối với một website chuẩn SEO
2.1 Title (tiêu đề)
Thẻ Title dùng để miêu tả cho bộ máy tìm kiếm và cả người đọc về nội dung của trang web của bạn.
2.2 Mô tả (Description)
Thẻ meta description mô tả về nội dung của trang web
- Độ dài lý tưởng của thẻ Description là từ 140-160 ký tự
- Thẻ mô tả nên chứa các từ khóa chính
- Mô tả một cách ngắn gọn và súc tích, mô tả nội dung đầy đủ về website của bạn hoặc nếu là trang sản phẩm, bạn có thể thêm các từ ngữ thúc đẩy khách hàng nhấp vào trang web của bạn.

2.3 Canonical
Thẻ Canonical khai báo cho Googlebot biết được đây là URL gốc của trang web và hãy thu thập dữ liệu trang này một cách thường xuyên.
Vì sao bạn nên thiết lập thẻ Canonical?
Vì nhiều lý do khác nhau mà có thể có nhiều URL cùng trỏ đến một trang web cùng lúc và khiến Google chọn nhầm trang để thu nhập dữ liệu và tệ hơn bạn có thể bị nhận án phạt vì lỗi Duplicate Content.
Các lý do phổ biến:
- Các URL khác nhau có thể hỗ trợ nhiều loại thiết bị khác nhau
- Một bài viết có cùng nội dung nhưng nằm trong nhiều danh mục khác nhau
- Máy chủ phân phối nhưng vẫn chưa được cấu hình
2.4 Open Graph & Twitter card
Thẻ Open Graph & Twitter Card cung cấp thông tin cho các nền tảng mạng xã hội:
- Open Graph dùng cho nền tảng Facebook
- Twitter Card dùng cho nền tảng Twitter
Giúp các bài được chia sẻ từ website hiển thị một cách đầy đủ và chỉnh chu:
- Hình ảnh hấp dẫn
- Tiêu đề ấn tượng
- Thông tin mô tả
- URL rõ ràng
2.5 Ngôn ngữ HTML
Thẻ ngôn ngữ HTML (language code) là một thẻ khai báo ngôn ngữ mà website của bạn đang sử dụng (có thể là tiếng Anh, tiếng Việt hay tiếng Trung…) giúp các công cụ tìm kiếm có thêm thông tin về website, phân bổ nội dung phù hợp hơn.
“Khi bạn tối ưu SEO ở thị trường nào thì hãy khai báo ngôn ngữ đó”
3. HTTPS (SSL)
Hãy đăng ký chứng chỉ SSL (Secure Socket Layer) cho người dùng biết rằng website của bạn đang sử dụng công nghệ an ninh tiêu chuẩn đảm bảo dữ liệu được an toàn và bảo mật.
- Là một trong các tiêu chí quan trọng giúp tăng thứ hạng website
- Bảo mật thông tin, dữ liệu
- Uy tín với chứng chỉ bảo mật
- Cung cấp một môi trường giao dịch an toàn cho các khách hàng.
Bạn có thể dễ dàng nhận biết một website có chứng chỉ SSL hay không tại thanh địa chỉ URL trên trình duyệt.
4. Mobile-friendly (Thân thiện với các thiết bị di động)
Người dùng có xu hướng sử dụng các thiết bị di động để lướt web ngày càng cai, Google đã xác nhận rằng sẽ ưu tiên index các website có phiên bản mobile được tối ưu tốt, có tốc độ tải cao và thân thiện với người dùng.
5. Robots.txt
Tệp robots.txt sẽ thông báo cho các trình thu thập dữ liệu biết đâu là những URL của một trang web có thể truy cập và không thể truy cập vào.
“Website có robots.txt được Google đánh giá cao hơn và quá trình thu nhập dữ liệu sẽ nhanh hơn so với các trang web khác”
Cách kiểm tra xem một website có file robots.txt không:
Bước 1: Mở cửa sổ duyệt web ở chế độ riêng tư
Bước 2: Điều hướng đến vị trí của tệp robots.txt bằng cách nhập URL như sau:https://*domain của bạn*.com/robots.txt
Cách tạo và gửi file robots.txt
1 – Mở Notepad
2 – Tạo tệp robots.txt
3 – Thêm các dòng lệnh mà bạn muốn theo nguyên tắc như sau:
User-agent: Lệnh bắt buộc phải có, đây là dòng lệnh chỉ định trình thu nhập dữ liệu phải tuân theo các quy tắc bạn sẽ đặt ra ở phần bên dưới
(*): Lệnh này áp dụng cho tất cả các trình thu nhập dữ liệu
Disallow: các URL không được phép thu nhập dữ liệu nếu gặp dòng lệnh này
Allow: các URL được phép thu nhập dữ liệu khi gặp dòng lệnh này
4 – Tải file robots.txt lên máy chủ
Hiện nay vẫn chưa có công cụ hỗ trợ tự động để tải file robots.txt, nên bạn phải upload thủ công hoặc liên hệ với nhà cung cấp website để được hỗ trợ
Lưu ý: File robots.txt nên nằm ở thư mục gốc trên máy chủ để quản lý toàn bộ quá trình thu thập dữ liệu của website.
6. Breadcrumb
- Breadcrumb sẽ giúp cho người dùng biết được vị trí của họ trong sơ đồ trang web và dễ dàng tìm hiểu, thao tác hơn.
- Website có Breadcrumb cung cấp thông tin sẽ giúp cho Google có thể phân loại website rõ ràng và phân phối các nội dung chính xác
7. Sitemap.xml
Sơ đồ website (sitemap) là một bản đồ chứa tất các URL của một website (trang chủ, trang con, danh mục,…) và mối quan hệ giữa các URL đó.
Sơ đồ trang web giúp các công cụ tìm kiếm:
- Sơ đồ trang web sẽ giúp công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu trên trang web của bạn một cách hiệu quả.
- Các công cụ tìm kiếm biết đâu là các URL mà bạn muốn ưu tiên.
Xem thêm về sơ đồ website
8. Tốc độ tải trang
Tốc độ tải trang là một trong các tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá cao một trang web của Google. Nếu các trang web có chất lượng nội dung giống nhau thì Google sẽ ưu tiên trang web có tốc độ tải nhanh.
Công cụ kiểm tra tốc độ website và nhận đề xuất các cải tiến tốc độ tải trang từ Google: Google PageSpeed Insights.
Điểm đánh giá Google Pagespeed bao nhiêu là tốt?
Thông thường, website bạn chỉ cần đạt:
- Đối với máy tính: từ 80/100 điểm
- Đối với thiết bị di động: từ 60/100 điểm
9. Tối ưu hình ảnh
Việc tối ưu hình ảnh sẽ giúp trang web của bạn được Google đánh giá cao, ưu tiên index và xếp hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm.
Các lợi ích của việc tối ưu hóa các hình ảnh trên website:
- Tăng tốc độ tải trang mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng
- Tăng lượng traffic truy cập cho website thông qua Google Image search
- Thu hút sự chú ý của người đọc, khi người dùng truy cập vào một website, một hình ảnh được tối ưu sẽ thu hút người đọc, nội dung sẽ trở nên hấp dẫn, giảm tỷ lệ thoát trang.
- Tăng khách hàng tiềm năng: Việc tối ưu hình ảnh rất quan trọng đặc biệt là những website thương mại, bán hàng và các chiến dịch quảng bá sản phẩm
Những cách tối ưu hình ảnh:
- Giảm kích thước hình ảnh để giảm dung lượng: Các hình ảnh không cần lúc nào cũng cần có kích thước quá lớn nếu không cần thiết.
Các kích thước hình ảnh khuyên dùng đối với một website:
- Slider/banner trang chủ có kích thước: 1600 x 900 pixel
- Ảnh trong bài blog có kích thước: 1000 x 670 pixel
- Ảnh sản phẩm có kích thước: 900 x 900 pixel
- Ảnh thumbnail khi chia sẻ bài viết: 1200 x 630 pixel
- Tối ưu dung lượng hình ảnh bằng các công cụ hỗ trợ
Nếu các hình ảnh bạn sử dụng không cần có độ sắc nét quá cao hãy tối ưu dung lượng hình ảnh để website bạn có tốc độ tải cao hơn và tiết kiệm tài nguyên website.
Bạn có thể sử dụng các công cụ như TinyPNG hoặc Optimizilla.
- Sử dụng định dạng .Webp
Webp là một loại định dạng hình ảnh mới được phát triển bởi Google
- Nhẹ hơn định dạng .png 26%
- Nhẹ hơn định dạng .jpeg 25-34%
- Nhập alt text
Alt text là câu mô tả về hình ảnh (ảnh sản phẩm, ảnh blog…) sẽ xuất hiện thay thế nếu hình ảnh của bạn không tải được.
“Alt text có ảnh hưởng đến bộ máy tìm kiếm hình ảnh Google Image vì vậy alt text hãy bao gồm cả các từ khóa, thương hiệu và ID sản phẩm… trong alt text”
Bạn có thể chỉnh sửa alt text cho hình ảnh qua 2 cách sau:
Code HTML
<img src=”URL hình ảnh” alt=”mô tả hình ảnh trong một câu” title=’tiêu đề ảnh hiển thị khi được rê chuột vào”>
Trình chỉnh sửa bài viết (hỗ trợ trên nền tảng WordPress)
10. Tối ưu HTML/ CSS/ JS
Kiểm tra và tối ưu định kỳ HTML/ CSS/ JS sẽ đem lại cho website của bạn:
- Hiệu suất hoạt động website nhanh hơn và ổn định hơn
- Mang đến trải nghiệm trình duyệt web tốt hơn cho người dùng
- Tối ưu tốc độ và thời gian tải trang
- Được bộ máy tìm kiếm ưu tiên
6 Phương pháp tối ưu hiệu quả:
- Hạn chế các thao tác trên DOM
- Kết nối các file CSS/ JavaScript lại với nhau
- Tải file CSS trước khi tải JavaScript
- Tránh sử dụng @import
- Không dùng code CSS/ JavaScript vào file HTML
- Sử dụng các kỹ thuật tải không đồng bộ
11. Nút share mạng xã hội
Liên kết website của bạn với mạng xã hội sẽ mang lại:
- Tăng một lớn lượt truy cập vào website
- Thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng cho website
- Nâng cao nhận thức về thương hiệu trong các Group cộng đồng, Fanpage
- Mở rộng sự tương tác và chăm sóc các khách hàng
Đối với website: Phổ biến các thông tin của mạng xã hội mà doanh nghiệp đang sử dụng và hoạt động, thường xuyên chia sẻ các bài viết đến các nền tảng mạng xã hội.
Đối với mạng xã hội: Công khai địa chỉ trang web của doanh nghiệp trong hồ sơ fanpage hoặc thông tin kênh, trong các bài đăng trỏ link về website với tần suất khoa học và có kế hoạch cụ thể.
12. Google Analytics
Google Analytics là một công cụ phân tích trang web hàng đầu cho Google phát triển, với chức năng giúp người dùng:
- Có được các thông số quan trọng, không thể thiếu khi sở hữu một website
- Phân tích, đo lường lượng truy cập website và báo cáo một cách chi tiết về đối tượng, hành vi, chuyển đổi,…
- Giúp người quản trị nắm rõ tình hình website và xây dựng kế hoạch tối ưu SEO một cách hiệu quả,
13. Google Search console
Google Search Console là một công cụ giúp cho các SEOer có thể theo dõi hiệu suất của trang web được đo lường và báo cáo theo các chỉ mục tìm kiếm của Google.
Các chức năng hữu ích của Google Search Console:
- Tiếp cận đa dữ liệu về lưu lượng truy cập website
- Tần suất xuất hiện của website của bạn trên trang kết quả tìm kiếm
- Các cụm từ tìm kiếm nào giúp trang web của bạn hiển thị
- Tần suất người dùng nhấp vào website của bạn với các cụm từ đó
- Được công cụ tìm kiếm ưu tiên thu thập dữ liệu
- Kiểm tra danh sách website đang được liên kết đến trang web của bạn
Có thể sử dụng GSC để xóa những đường link từ các website khác.
- Khắc phục và cải tiến trang web
Google Search Console đề xuất và khắc phục các vấn đề của website, giúp tối ưu và cải thiện website về: AMP, mức độ thân thiện với các thiết bị di động (mobile-friendly) của website.
14. Cấu trúc URL
Sử dụng một URL đơn giản nhưng vẫn truyền đạt được đầy đủ các thông tin đến người dùng, giúp cải thiện trải nghiệm cũng như tăng tính chuyên nghiệp của website.
Nếu bạn đang sử dụng nền tảng WordPress để xây dựng và quản lý trang web, bạn có thể dễ dàng thay đổi cấu trúc URL theo cách sau:
- WordPress tiếng Việt: vào Cài đặt > Đường dẫn tĩnh
- WordPress tiếng Anh: vào Settings > Permalinks
15. Cấu trúc Schema
Schema được hiểu đơn giản là một đoạn code Javascript dùng để đánh dấu các dữ liệu có cấu trúc (structured data)
- Schema cung cấp các dữ liệu giúp cho các công cụ tìm kiếm dễ dàng tiếp cận và phân loại website một cách chính xác
- Các trang web đã được tối ưu cấu trúc Schema sẽ được phân phối hợp lý và đúng với đối tượng mục tiêu hơn.
Các loại Schema Markup phổ biến nhất hiện nay:
- Schema Markup công ty/người
- Breadcrumbs Schema Markup
- FAQ Schema Markup
- Article Schema Markup
- Review Schema Markup
- Recipe Schema Markup
- Video Schema Markup
- Local Business Schema Markup
16. Trang 404
Trang 404 là trang thông báo cho người dùng rằng link của họ dẫn đến trang web không tồn tại.
“Theo tài liệu Google cung cấp, lỗi 404 sẽ không ảnh hưởng đến hiệu suất của trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm”
Tuy nhiên trang 404 sẽ làm website của bạn mất đi nhiều lượt truy cập vì:
- Bài viết mà người dùng tìm kiếm có tồn tại nhưng URL đã bị thay đổi.
- Xảy ra lỗi 404
- Nội dung bị trùng lặp
- Nội dung bài viết đã được tổng hợp vào một bài viết khác
17. Table Of Contents
Table Of Content (Mục lục bài viết) sẽ giúp người dùng có thể dễ dàng nắm bắt và điều hướng nội dung bài viết trên website của bạn.
Table Of Content là một tiêu chí quan trọng được Google đánh cao và có thể giúp website của bạn hiển thị sitelink trên trang kết quả tìm kiếm.
Hướng dẫn tạo Table Of Contents cho trang web của bạn đơn giản:
Tạo table Of Contents bằng HTML + CSS:
Bạn có thể dễ dàng tạo ToC chỉ sử dụng HTML + CSS với đoạn code mẫu sau đây:
CSS code
HTML code
Nếu bạn đang sử dụng WordPress thì đây là các Plugins WP tạo ToC tốt nhất:
- Plugin Easy Table of Contents
- Plugin Table of Contents Plus
- Plugin LuckyWP Table of Contents
18. Favicon
Favicon là một logo thu nhỏ hiển thị ở các vị trí trên trình duyệt website và các trị vị ấy thường là các vị trí quan trọng thường xuyên được nhìn thấy, qua đó giúp nhận diện thương hiệu một cách tốt hơn:
- Bên trái mỗi tab
- Thanh Bookmark
- Trên trang mở đầu
Hướng dẫn tạo file Favicon đơn giản, nhanh chóng:
Cách tạo và chèn file favicon thủ công
- Thiết kế một file ảnh với kích thước: 16×16 pixels, 32 x 32 pixels hay 48 x 48 pixels,…
- Truy cập vào link http://www.favicon-generator.org/ để chuyển sang định dạng .ico.
- Download file favicon.ico sau đó up lên host website của mình
- Chèn đoạn mã HTML tạo file favicon vào phần
<head>…</head> của trang web
Thêm Favicon cho WordPress bằng trình tùy biến mặc định
- Truy cập vào trang Admin Dashboard (Bảng tin) -> nhân chọn Appearance (Giao diện) -> nhấn chọn Customize (Tùy biến) -> Site Identity.
- Chọn phần Select Image và tải lên file Favicon đã chuẩn bị trước
- Chọn Publish để lưu thay đổi
Xem thêm cách nhúng facebook vào website
19. AMP
AMP (Accelerated Mobile Pages) là một công cụ giúp bạn có thể tạo được phiên bản website tập trung việc cải thiện về tốc độ tải trang và trải nghiệm sử dụng mượt mà.
“Theo Google, các trang web tải càng nhanh càng ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO VÀ XUẤT HIỆN NHIỀU HƠN”
Cách xây dựng trang AMP
Cài đặt Google AMP cho website bằng HTML
Với Website WordPress thì bạn có thể thiết lập AMP nhanh chóng bằng các Plugin hỗ trợ như:
AMP for WP – Accelerated Mobile Pages
20. Search Bar
Search Bar (thanh tìm kiếm) là cách nhanh chóng hỗ tẹo người dung tiếp cận được các thông tin mà họ đang tìm kiếm trong trang web của bạn một cách nhanh chóng nhất.
Nếu trang web của bạn đã được tối ưu tốt, thanh Search Bar sẽ được Google hiển thị ngay kết quả tìm kiếm của bạn, giúp trang web của bạn trông chuyên nghiệp và độc đáo hơn hẳn các kết quả khác.
Cách cài đặt Search Bar cho website WordPress đơn giản:
- Vào trang Admin Dashboard (Bảng tin) -> Appearance (Giao diện) -> Customize (Tùy biến)
- Tùy vào mỗi theme khác nhau sẽ có cách tùy chỉnh khác nhau
Lời kết
Một website chuẩn SEO có các tính năng, lợi ích và tiêu chuẩn nhất định. Hy vọng bài viết này của T-web có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về website chuẩn SEO là gì và kiến thức tổng quát về website chuẩn SEO. Qua các tiêu chí mà T-web liệt kê, các bạn có thể tối ưu trang web của mình một cách tốt nhất. Chúc các bạn thành công.