Hiện nay có quá nhiều bài viết nói về khái niệm Hosting là gì? Hosting ảnh hưởng đến SEO như thế nào? Và những vấn đề cần lưu ý đến khi chọn mua gói Hosting? Việc đó gây nhiều thông tin khi các bạn tham khảo nội dung của nhiều trang web khác nhau. Vì vậy hãy để T-web giúp các bạn hiểu đúng nhất về các câu hỏi ở trên.
- Hosting là gì?
- Web Hosting hoạt động ra sao?
- Tầm ảnh hưởng của Hosting như thế nào đến SEO?
- Các loại hosting thường gặp
- Website của bạn càng lớn bao nhiêu thì không gia server càng cần nhiều bấy nhiều. Vậy nên bạn hãy bắt đầu từ một gói hosting nhỏ nhất, tức là từ shared hosting, để khi site của bạn phát triển, bạn có thể nâng cấp lên loại hosting cao cấp hơn.
- Share hosting
- Cloud hosting
- VPS hosting
- WordPress Hosting
- Dedicated Server
- Những thông số cần nắm trong hosting
- Kinh nghiệm cần thiết khi mua hosting
- Cách kiểm tra Hosting của website chuẩn xác
- Những câu hỏi hay gặp phải về hosting
- Lời kết
Hosting là gì?

Hosting hay còn gọi là Web Hosting, là một nơi lưu trữ được chia nhỏ từ một máy chủ giúp bạn đăng tải dữ liệu, xuất bản website hoặc ứng dụng trên internet. Nói một cách dễ hiểu hơn, khi bạn đăng ký một dịch vụ Hosting, có nghĩa là bạn đã thuê một vị trí đặt trên máy chủ chứa tất cả các files và dữ liệu cần thiết để website của bạn hoạt động.
Một máy chủ là một máy tính vật lý, sẽ chạy liên tục để website của bạn luôn hoạt động cho tất cả người dùng truy cập vào. Nhà cung cấp Web Hosting của bạn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho việc giữ máy chủ hoạt động không ngừng nghỉ, chống tấn công bởi các code gây ảnh hưởng xấu, truyền tải nội dung (hình ảnh, files, văn bản) từ máy chủ xuống trình duyệt của người dùng.
Web Hosting hoạt động ra sao?

Trước khi bạn quyết định tạo một website, bạn nên tìm hiểu trước công ty Hosting để cung cấp cho bạn một nơi lưu trữ trên máy chủ. Web Host của bạn sẽ chứa bao gồm files, tài liệu và database. Bất kỳ ai gõ tên miền lên thanh địa chỉ tìm kiếm của trình duyệt, lúc đó Hosting sẽ chuyển toàn bộ files cần thiết từ máy chủ xuống trình duyệt đó. Ví dụ, khi người dùng muốn xem blog của bạn, máy chủ sẽ gửi blog đến màn hình trình duyệt của họ. Máy chủ sẽ hiển thị bài đăng trên màn hình sau khi họ chọn cụ thể một bài đăng trên blog.
Bạn nên chọn gói Hosting phù hợp nhất với nhu cầu của mình và mua Hosting đó. Nó cũng giống như việc các bạn đi thuê nhà vậy, bạn bắt buộc phải thanh toán theo chu kỳ thường xuyên để giữ cho máy chủ hoạt động liên tục.
Tầm ảnh hưởng của Hosting như thế nào đến SEO?
Để tất cả nội dung trên trang web bạn đưa lên internet, bạn cần phải sử dụng Web Hosting. Người dùng chỉ cần nhập URL hoặc tên miền của bạn vào trình duyệt là có thể nhìn thấy được nội dung web. Và nó có ảnh hưởng đến SEO, bạn có thể xem qua một vài tiêu chí về Hosting đối với SEO dưới đây:
- Bảo mật: Việc sử dụng Hosting của nhà cung cấp kém uy tín trên thị trường, không có độ bảo mật tốt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến website của bạn. Website khi sử dụng có thể bị tấn công và nhiễm các phần mềm độc hại. Còn tệ hơn là có thể bị liệt kê vào danh sách đen. Chỉ như vậy thôi cũng đủ ảnh hưởng đến SEO như thế nào.
- Tốc độ tải trang: Việc trang web có tốc độ tải chậm là một yếu tố ảnh hưởng đến SEO. Cho nên, việc lựa chọn gói hosting phù hợp cho website rất quan trọng. Nếu chọn hosting không đảm bảo chất lượng sẽ góp phần gây ảnh hưởng đến tốc độ của website tải chậm. Không những ảnh hưởng tới xếp hạng mà có thể nặng hơn là mất đi rất nhiều khách hàng tiềm năng nếu website load quá chậm.
- Website luôn hoạt động: Dịch vụ Hosting chất lượng, có cơ sở hạ tầng mạnh mẽ sẽ luôn đảm bảo trang Web hoạt động 24/7. Nếu trang Web của bạn gặp vấn đề và bị chuyển chế độ ngoại tuyến do sự cố Hosting, khả năng cao bạn sẽ mất khách hàng tiềm năng, mất lượng Traffic đáng kể. Nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra thì Google sẽ gắn cờ trang Web của bạn, có thể loại bỏ trang Web của bạn khỏi kết quả tìm kiếm.
- Nhà cung cấp và sự hiểu biết về SEO: nếu nhà cung cấp Hosting không nắm vững kiến thức về SEO thì họ có thể gây ảnh hưởng quá trình SEO của bạn. Điển hình như một trang Web có Robot.txt sẽ giúp bạn quản lý công cụ tìm kiếm. Một vài trường hợp, nhà cung cấp lại không biết và xóa File đi. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến cấu hình của Website.
Xem thêm: Cách chuyển host cho website WordPress
Các loại hosting thường gặp
Hiện nay các nhà cung cấp web hosts đều cung cấp nhiều loại hosting khác nhau đủ để đáp ứng từng nhu cầu khác nhau của nhiều khách hàng. Cùng xem qua các loại Hosting này là gì nhé:
- Shared Hosting
- VPS Hosting
- Cloud Hosting
- WordPress Hosting
- Dedicated Server Hosting
Website của bạn càng lớn bao nhiêu thì không gia server càng cần nhiều bấy nhiều. Vậy nên bạn hãy bắt đầu từ một gói hosting nhỏ nhất, tức là từ shared hosting, để khi site của bạn phát triển, bạn có thể nâng cấp lên loại hosting cao cấp hơn.
Share hosting

Shared hosting là loại web hosting phổ biến nhất và là lựa chọn hàng đầu cho những doanh nghiệp nhỏ và blog. Khi nhắc đến “web hosting”, thường là họ sẽ nghĩ đến ngay shared hosting. Đặc biệt với shared hosting, bạn có quyền chia sẻ tài nguyên server với những khách hàng khác của nhà cung cấp hosting của bạn. Website sẽ được đặt trên cùng một server để dùng chung tài nguyên và bộ nhớ, sức mạnh xử lý, dung lượng đĩa,…
Với shared hosting, bạn không cần suy nghĩ đến việc quản trị, việc bạn cần làm là đưa dữ liệu website lên sử dụng, những thông số cấu hình với mức phí bạn bỏ ra. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể đảm bảo rằng những tài nguyên chưa sử dụng đến có bị website khác chiếm dụng hay không, đơn giản vì bạn không có quyền quản trị.
Ưu điểm của Shared Hosting
Những ưu điểm của Shared Hosting sẽ khiến bạn thích thú:
- Nhà cung cấp dịch vụ chịu trách nhiệm vận hành máy chủ và quản lý
- Giá cả thấp
- Thích hợp với những người mới bắt đầu
- Máy chủ được cấu hình sẵn
- Control panel dễ dùng, dễ sử dụng
Nhược điểm của Shared Hosting
Với Shared Hosting thì bảo mật không cao vì có rất nhiều website sử dụng chung một máy chủ.
Cloud hosting

Cloud Hosting dùng công nghệ điện toán đám mây. Đây được xem là quá trình tiếp nhận tài nguyên máy tính từ nhà cung cấp công nghệ đến host data, mạng lưới,…
Dịch vụ này thường sẽ phù hợp với những trang như thương mại điện tử, mạng xã hội, website cần nhiều tài nguyên, dự án đòi hỏi cần một lượng băng thông lớn,…
Cloud hosting đang được xem là giải pháp đáng tin cậy nhất trên thị trường, vì dường như nó hoàn toàn không có downtime. Với cloud hosting, nhà cung cấp của bạn có một bộ máy server. Files và tài nguyên được điều phối trên các server. Khi một trong các server cloud bị quá tải dung lượng hoặc có bất kỳ vấn đề nào, traffic của bạn sẽ tự động được gửi đến và xử lý tại server khác của cluster server đó.
Ưu điểm của Cloud hosting
- Tính bảo mật cao
- Tiết kiệm chi phí (thanh toán tuỳ vào mức độ sử dụng của bạn, dùng gì thì thanh toán đó)
- Thời gian uptime tốt
- Sở hữu Ip riêng
- Tăng hiệu suất dễ dàng
- Server không ảnh hưởng đến site của bạn
- Tài nguyên được phân phối tùy theo nhu cầu
Nhược điểm của Cloud hosting
- Không có quyền root
- Không quản lý cost

VPS hosting
VPS hosting hay Virtual Private Server là loại web hosting cũng dùng chung server với người dùng khác, nhưng điểm khác biệt ở đây so với shared hosting là nhà cung cấp web host của bạn sẽ phân chia phân vùng trên server cho riêng bạn. Nói dễ hiểu hơn là một không gian riêng trên một server vật lý được thiết lập, cùng với bộ nhớ và sức mạnh, xử lý riêng dành cho bạn mà thôi. Trên thực tế, VPS hosting phù hợp cho những doanh nghiệp tầm trung và các website đang có sự phát triển nhanh chóng.
VPS sẽ thích hợp với đối tượng cần một giải pháp riêng, đặc thù vì VPS cho quyền root access để có thể thực hiện bất kỳ điều chỉnh nào và biến nó thành nền tảng phù hợp.
Ưu điểm của VPS hosting
- Dễ nâng cấp
- Tài nguyên server riêng mà không cần phải mua hẳn một server
- Truy cập quyền root lên server
- Khả năng tùy biến cao
- Truy cập lớn từ website khác cũng không làm ảnh hưởng tới hiệu năng site của bạn
Nhược điểm của VPS hosting
- Chi phí cao hơn gói Shared Hosting
- Đòi hỏi những kiến thức kỹ thuật và kiến thức quản trị server
WordPress Hosting

Cũng là một dạng của Shared Hosting, được thiết kế dành riêng cho chủ Website WordPress. Máy chủ của bạn được cấu hình riêng cho WordPress và site được gắn các plugin được cài đặt sẵn như plugin bảo mật và caching plugin. Do đó site của bạn sẽ tải nhanh hơn và chạy ngay mà không gặp trục trặc gì, vì cấu hình đã được tùy chỉnh riêng. WordPress Hosting thường có nhiều tính liên quan đến WordPress như WordPress Theme được thiết kế riêng, các builder chỉ cần kéo thả và các công cụ đặc thù riêng.
Ưu điểm của WordPress Hosting
- Phù hợp với những người mới vì dễ sử dụng
- Giá thành thấp
- Hiệu năng tốt cho WordPress
- Đội ngũ kỹ thuật được đào tạo bài bản để xử lý các vấn đề liên quan đến WordPress
- WordPress theme và plugins được cài đặt sẵn
- Chỉ cần một click sẽ cài được WordPress dễ dàng
Nhược điểm của WordPress Hosting
- Chỉ dùng được trên WordPress site, có thể gặp vấn đề nếu bạn host trên server nhiều loại website mà không phải WordPress
Dedicated Server

Với Dedicated Server, bạn cần phải thuê một máy chủ vật lý riêng và được toàn quyền sử dụng máy chủ đó. Nó sẽ phù hợp với những Website có lượng truy cập cực lớn vì vậy chi phí khá cao và cần phải có một quản trị viên máy chủ để quản lý các loại hình lưu trữ.
Ngoài ra, Dedicated server hoàn toàn linh hoạt sử dụng. Bạn có thể cấu hình server theo ý muốn, chọn lựa hệ điều hành và phần mềm cần sử dụng, cài đặt một môi trường Hosting riêng, đặc biệt phù hợp nhu cầu của bạn.
Ưu điểm của Dedicated Server
- Tính bảo mật cao
- Quy truy cập root
- Toàn quyền quyết định và kiểm soát cấu hình của server
- Đáng tin cậy (Bạn sẽ cần phải chia sẻ tài nguyên với bất kỳ ai)
Nhược điểm của Dedicated Server
- Giá thành cao
- Cần nắm rõ kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý server
Những thông số cần nắm trong hosting
Một vài thông số dưới đây các bạn cần phải biết nắm rõ khi mua dịch vụ:
-
- Dung lượng lưu trữ (Storage): Sẽ bao gồm hai loại HDD và SSD. Thông thường SSD sẽ có tốc độ xử lý nhanh hơn HDD. Vì thế cùng 1 dung lượng nhưng đôi khi SSD sẽ có giá cao hơn là HDD.
- Ngôn ngữ lập trình hỗ trợ
- Băng thông: Bandwidth hay băng thông là thuật ngữ dùng để chỉ số lượng dữ liệu được truyền trong một giây. Thường sẽ được định lượng theo tháng, vì thế nếu hết băng thông, bạn có thể liên hệ nhà cung cấp để mở rộng.
- Hệ điều hành: Thông thường có 2 hệ điều hành chính là Linux và Windows. Nếu bạn muốn vận hành website WordPress tốt, hãy chọn Linux.
- Addon Domain: Lượng Addon Domain bạn có thể nạp thêm vào host
- Sub Domain: Lượng Sub Domain mà bạn có thể tạo.
- Các tham số bảo mật (mã hóa kênh truyền SSL, các add-on antivirus quét mã độc)
- Sao lưu, phục hồi: Hãy luôn chắc rằng bạn sẽ có chức năng sao lưu, backup, phục hồi dữ liệu khi cần.
Tìm hiểu thêm: Localhost là gì?
Kinh nghiệm cần thiết khi mua hosting
Chọn loại hosting phù hợp với nhu cầu sử dụng
Như mình đã liệt kê 5 loại Hosting ở trên, các bạn có thể tham khảo và lựa chọn loại Hosting sao cho phù hợp với nhu cầu của mình. Đây là bước được xem là quan trọng nhất, vì khi chúng ta mua host thì coi như đã gửi gắm niềm tin và tài sản của mình cho họ. Hoặc nếu bạn nếu bạn đã có kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý server thì T-web khuyên bạn nên chọn Dedicated server vì bạn có thể toàn quyền tự xử lý và quyết định.
Kiểm tra thông số của hosting và giá cả
Thông thường giá cả dịch vụ Hosting thường dao động ở mức từ vài chục cho đến vài trăm ngàn đồng một tháng. Và cũng tùy theo giá mà Hosting sẽ có sự chênh lệch như thông số (dung lượng lưu trữ, băng thông, số lượng tên miền, hệ điều hành windows/linux), hình thức của gói Hosting (Cloud Hosting, Shared Hosting, Dedicated Hosting,…), thời hạn duy trì gói Hosting (thường thì các gói sẽ được bán theo năm, tuỳ vào số năm bạn đã đăng ký sử dụng, nếu càng nhiều thì chi phí từng năm sẽ rẻ hơn khi bạn chỉ đăng ký gói 1 năm.
Chính sách chăm sóc khách hàng của đơn vị cung cấp hosting
Hãy lựa chọn thật kỹ một nhà cung cấp có chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7, nhanh chóng khi người sử dụng gặp sự cố với Hosting.
Đặc biệt với Cloud Hosting điều này cực kỳ quan trọng. Trong trường hợp Website của bạn cần nâng cấp tài nguyên hosting, bạn nên liên hệ ngay với nhà cung cấp. Tránh gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng không tốt khi truy cập website. Quá trình nâng cấp Cloud Hosting sẽ diễn ra trong một vài phút, nhanh hơn so với các loại hosting khác. Nên việc liên hệ với nhà cung cấp khi gặp vấn đề là rất quan trọng.
Đội ngũ nhân viên, chăm sóc khách hàng phải liên hệ được tới khách hàng qua nhiều kênh truyền thông khác nhau:
- Tổng đài CSKH
- SMS
- Hỗ trợ trực tuyến qua các công cụ instant messengers (website chat, facebook, skype …).
Cách kiểm tra Hosting của website chuẩn xác

Để kiểm tra Hosting của website của mình một cách chuẩn xác thì đầu tiên bạn hãy truy cập vào check-host.net. Đây là công cụ kiểm tra nơi đặt hostname hay địa chỉ IP khá chính xác so với những trang khác. Sau khi bạn đã truy cập vào, tiếp đến hãy gõ địa chỉ website của mình vào khung “Hostname or IP address” nhấn Enter để bắt đầu kiểm tra. Đợi một vài phút sẽ có thông tin, dữ liệu của website sẽ được hiển thị bao gồm:
- Hostname: Name server của hosting hay IP
- Organization: Tên nhà cung cấp dịch vụ hosting cho bạn
- Country: Vị trí Hosting đó đang được đặt ở nước nào
Với phương pháp này bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhà cung cấp hosting nào mà đối thủ của bạn đang dùng, vị trí của họ và áp dụng vào việc tạo dựng, phát triển website của mình một cách tuyệt vời hơn.
Những câu hỏi hay gặp phải về hosting
Bao nhiêu website có thể chứa trong 1 Hosting?
Việc chứa được bao nhiêu Website trong 1 hosting sẽ tùy thuộc vào việc bạn mua gói có bao nhiêu dung lượng hay mục đích sử dụng Hosting cho trang web của mình ra sao. Ví dụ, khi bạn thiết kế web, tỉ suất bạn sử dụng dung lượng là rất lớn, vì khi bạn thiết kế website sẽ có 2 phần (tĩnh và động). Website tĩnh thường có giao diện đơn giản, không chứa nhiều nội dung, chức năng. Nhưng web động thì lại khác chứa rất nhiều nội dung, chức năng và hệ thống thông tin phức tạp hơn
Do đó một Hosting có thể chứa được 250 đến 500 website tĩnh bởi chúng thường tốn ít dung lượng. Ngược lại, 1 Hosting chỉ có thể chứa được 100 đến 250 website động. Nhưng điều này có thể thay đổi, khi các ứng dụng được đặt trên trang web của bạn dần ít đi.
Phí hosting hàng năm bao nhiêu tiền?
Chi phí phổ biến để duy trì website hằng năm khoảng 1.000.000 – 3.000.000 VNĐ. Trong đó:
– Chi phí duy trì tên miền: từ 300.000 – 500.000 VNĐ.
– Chi phí duy trì hosting: từ 800.000 – 2.000.000 VNĐ.
Chi phí gia hạn nguồn hosting cao hay thấp thì sẽ phụ thuộc vào dung lượng, băng thông, tốc độ, số lượng người truy cập vào website của gói hosting.
Khi nâng cấp Hosting lên thì chi phí sẽ như thế nào?
Sẽ không ảnh hưởng gì đến hosting bạn đang sử dụng. Về chi phí chưa sử dụng hết của gói hosting trước sẽ được tính cho gói Hosting mới được nâng cấp.
Lời kết
Qua bài viết trên T-web hi vọng các bạn đã có cái nhìn tổng quát về Hosting. Hiểu rõ được khái niệm Hosting là gì? Những vấn đề cần phải lưu ý khi chọn gói Hosting? Ảnh hưởng của Hosting đến SEO. Nếu các bạn còn những thắc mắc nào, thì hãy để lại một bình luận ở phía dưới hoặc liên hệ ngay với T-web, đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế website chuẩn SEO.